33. Dứa thường bị những loại sâu bệnh gì phá hoại, cách phòng trừ như thế nào?
Dứa là một cây ít bị sâu bệnh phá hại so với nhiều loại cây trồng khác. Tuy vậy ở hầu khắp các vùng trống dứa trên thế giới. người ta đều thấy dứa thường bị hại bởi rệp sáp và bệnh héo. Đặt biệt rệp sáp và bệnh héo thường xuất hiện cùng nhau và có quan hệ mật thiết với nhau.
Đã có những nước như Hawai nhiều người đã muốn bỏ nghề trồng dứa vì bệnh héo phá hại. Cho đến nay, bệnh này vẫn là một mối uy hiếp nghiêm trọng nhất đối với cây dứa. Carter dù quan sát và cho biết loại bệnh này phát triển qua 4 giai đoạn. Cây bệnh thường bị héo rất nhanh từ ngọn lá cho nên dễ phân biệt triệu chứng này với héo do ký sinh hay do thiếu nước. Những lá bị héo thường là sau khi các rễ cây đã ngừng sinh trưởng. Cây đang phân hóa mầm hoa (hay muộn hơn) là lúc bệnh dễ xuất hiện nhất, do đó làm quả nhỏ, chua, khô, mắt lộ rõ, không có giá trị thương phẩm.
– Nguyên nhân gây bệnh: nhiều ý kiến đã thống nhất về sự tương quan chặt chẽ giữa rệp sáp và sự mất hiện bệnh héo. Catrter W. đã thấy nếu trên mỗi cây dứa có 100 con rệp thì có 30% cây bị bệnh. Nhưng nếu mật độ rệp tới 500 con một cây thì 90% số cây đã bị bệnh. Ở Đôminic, Mêhicô. Macstinic… thấy bệnh này có đặc điểm của bệnh do virút gây ra. Các loại rệp mà người ta đã biết đều đẻ trứng thai và có chu kỳ sinh vật rất giống nhau, tùy nơi mà dạng này nhiều hay dạng kia nhiểu.
Nó có thể trên lá,trên cây, quả gần mặt đất, hoặc trong gốc lá dưới mặt đất. Điểu kiện thích hợp để rệp phát triển và sinh sản chủ yểu phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm. Khi nhiệt độ cao nhất ở 210C và độ ẩm tương đối thấp nhất 63% thay rệp sinh trưởng mạnh nhất, mỗi con cái có thể đẻ được 300 -400 con. Người ta thường thấy nhiều loại kiến sống kết hợp chặt chẽ với rệp (kiến sống bằng chất mật do rệp tiết ra) chăm sóc làm tổ cho rệp ở và phân tán riệp đi khắp nơi. Trong các tổ này rệp được bảo vệ, chống được những hiện tượng thay đổi thời tiết bên ngoài vả tạo ra tiểu khí hậu thích hợp cho rệp sinh sản.
– Cách phòng trử: phải phòng ngừa ngay từ khi làm đất trống dứa, phát hết những tàn dư thực vật (ủ hoặc vun lại đốt đi) để tránh không cho rệp ẩn náu.
Diệt sạch kiến để tránh làm cho rệp di chuyển từ cây này sang cây khác, Người ta đã làm thí nghiệm ở Côtđivoa (Tây Phi) thấy nếu trồng 2 cây dứa cạnh nhau, một cây không có rệp, một cây mật độ rệp tới 10.000 con, nhưng ta tiêu diệt hoàn toàn kiến, không cho vận chuyển rệp thì sau một thời gian khá dài, rệp vẫn không chuyển từ cây này sang cây kia. Vì vậy một biện pháp đề ra để chống rệp là khoan vùng, tạo thành những vành đai, trên những vành đai đó ta xử lý thuốc diệt kiến hoặc không cho kiến di chuyển.
Lấy giống ở những nơi không có nguồn bệnh, không có rệp.
Dùng thuổc hóa học để xử lý con giống diệt rệp.
Dùng metyl bromua (3,2 kg thuốc cho 100 m3 phòng hun), mỗi một khối xếp 300 ~ 500 con giống, hun trong 2 giờ giữ nhiệt độ 25- 30°, rệp sẽ hoàn toàn.
Những con giống trong dung dịch este của axit fotforic nồng độ 002 – 0.03%, sau đó để cơn giống ít nhất trong 12 giờ để thuốc thấmc thin vào lá, hoặc ngâm ngập con giống trong dung dịch thuốc từ 3 đến 5 phút
Phun thuốc parathion hoặc mety parathion ở nồng độ 0,015 – 0,02% hoặc malathion 0,06-0,08%, phải phun ở dạng thuốc nước để tiếp xúc với rệp. Biện pháp này chủ ý phun khi cây dứa còn nhỏ (mới trồng) thì hiệu quả mới cao.
Nên phun ít nhất 5 tuẩn một lần. Ở Ghinê phun 4- 6 lần trong một năm. Những nơi có mùa vụ rõ rệt (như ở ta) nên phun thuốc giữa và cuối mùa mưa, không nên phun vào giữa mùa khô, càng tạo điều kiện độ ẩm cho rệp phát triển. Nếu mưa rải rác quanh năm nên phun 10 lần một năm. Mùa nóng và ẩm nên phun nhiều đợt.
Để trồng dứa được tốt, chúng ta cẩn có hiện pháp đề phòng rệp sáp và bệnh héo ngay từ đầu. Ngoài ra còn một số loại bệnh khác nhưng tác hại đôi với dứa không đáng kể.
34. Nên thu hoạch dứa vào lúc nào, có thể dự đoán năng suất dứa được không
Dứa chín rất nhanh, nếu không thu hoạch kịp thời gian dễ bị thối nát hư hại. Nhưng nếu thu hoạch quá sớm hàm lượng đường thấp, ảnh hưởng không tốt đến phẩm chất
Để thu hoạch đúng lúc, chúng ta căn cứ vào cơ sở sau đây:
Dựa vào màu sắc, hình thái quả. Khi quả mới nở có màu đỏ rồi đến màu xanh, xanh đậm, xanh nhạc rồi quả có màu vàng hoe, đến khi chín hoàn toàn có màu vàng đỏ. Thời gian thu quả tốt nhất là khi quả có màu xanh nhạc và bắt đầu có một vài mắt ở đáy có màu vàng hoe. Về hình thái ta thấy quả lúc già, mắt quả bắt đầu căng ra, người ta gọi là thời kỳ “mở mắt”. Thường quá trình mở mắt tuần tự dưới lên trên. Khi mở mắt hết là lúc quả đã già, thu hoạch vào lúc này bảo đảm phẩm chất tốt. Bà con ta có kinh nghiệm gọi thời kỳ này là “mắt tiền trinh, mình bánh rán” tức là lúc đó mắt quả như rộng hẳn ra, quả nảy tròn đều đặn, đủ tiêu chuẩn cho ta thu hoạch
Một căn cứ khác dựa vào độ nhớt của quả. Khi quả con non, còn xanh độ nhớt rất cao, nhưng khi quả mở mắt hoàn toàn, nếu ta cắt quả dứa ra, thấy độ nhớt của thịt quả lúc này giảm dần.
Dựa vào thời gian từ khi cây ra hoa đến khi chín. Thông thường từ khi cây dứa ra hoa đến khi quả chín 120 đến 180 ngày, nhưng tùy vào giống thời gian này có thể thây đổi. Dứa trên dưới 120 ngày, dứa ta trên dưới 150 ngày, còn dứa Cayen phải trên dưới 180 ngày.
Thu hoạch kịp thời đúng lúc cũng là biện pháp nâng cao sản lượng dứa. Nhưng thu hoạch vào lúc nào còn tùy vào điều kiện của cơ sở sản xuất, tùy vào mục đích chế biến dứa sau thu hoạch. Chẳng hạn nếu cơ sở nhỏ, diện tích dứa ít, thu hoạch chủ yếu bán quả tươi xung quanh vùng đó thì ta có thể để quả chín vài mắt ở đáy quả, thấy quả vàng hoe đều hãy hái. Nếu thu hoạch để bán xa, hoặc xuất khẩu tươi thì yêu cầu phải thu hoạch sớm hơn, có thể thu hoạch ngay khi quả dứa chuyển màu xanh(hoa mơ), thậm chí có thể phải thu ngay tử khi quả dứa chưa mở mắt hoàn toàn, mà mới chỉ mở mất 4- 5 hạng ở đáy quả.
Đối với những cơ sở sản xuất lớn, diện tích dứa rộng, chúng ta phải có biện pháp dự tính năng suất trước để có kế hoạch chủ động trong khâu thu hoạch.
Căn cứ vào mối tương quan chặt chẽ giữa các hộ phận trong cây: chẳng hạn như trọng lượng lá với trọng lượng quả, đường kính, chiều cao trung bình của quả với trọng lượng quả hay tương quan giữa số lượng mắt với trọng lượng quả… nghĩa từ có thể dự tính trước được sản lượng dứa. Vấn đề này nhiều nước trên thể giới đã ứng dụng để có kế hoạch thu hái và vận chuyển dứa. Ở Ộa, tương lai cây dứa sẽ được phát triển mạnh, diện tích trống đứa sẽ được mở rộng, chúng ta cũng cần phải có phương pháp dự tính nâng suất để đi vào kế hoạch hóa một cách chặt chẽ. Chúng ta có thể dự tính nâng suất sớm ngay tử khi cây ra hoa (hoặc trước khi xử lý cho cây dứa ra hoa) dựa vào môi tương quan: tổng số lá hoạt động trên cây với trọng lượng quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số tương quan r = 0,730 (tương đối chặt chẽ).
Phương trình hồi quy: y = 10,7x + 251.24
Trong đó y: trọng lượng quả
x: tổng số lá của cây
Số lá tăng lên một lá trọng lượng quả tăng được 10,7g Để dự tính năng suất chính xác và thiết thực hơn, ta có thể căn cứ vào tương quan giữa số mắt trên quả và trọng lượng quả (hệ số tương quan r : 0,824 rất chặt).
Đơn giản hơn nữa ta đưa vào mối tương quan giữa số mắt trên một hàng dài (vì xung quanh trục hoa thường xếp cố định 8 hàng mắt -8 vòng)
Hệ số tương quan r = 0,733 (chặt)
Phương trình hồi quy y = 42,72x + l l l.30
Trong đó y: trọng lượng quả
x: mắt trên một hàng dài
Số mắt quả trên một hàng dài tăng lên l, trọng lượng quả tăng lên 42,72 g.
Dự tính năng suất được chính xác sẽ giúp chúng ta chủ động khi thu hoạch. tránh được những lãng phí do thối hỏng không kịp thu hái, vận chuyển. Mối tương quan này phải tính cho từng giống dứa.
35. Công tác vận chuyển bảo quản dứa cần chú ý những vấn đề gì?
Đối với dứa người ta không thể bảo quản lâu. Sau khi thu hoạch, phân cấp quả to, nhỏ, phải kịp thời vận chuyển đến nơi chế biến ngay.
Trong quá trình vận chuyển để giảm bớt tỉ lệ hư hại không chế biến được, ta cần chú ý một số điểm:
– Khi thu hái và vận chuyển phải nhẹ nhàng, tránh say sát và dập nát, nguyên tắc là nhanh gọn, nhưng phải thận trọng.
– Không để quả đắp đống, tránh để ngoài nắng, thu hái xong có điều kiện phải kịp thời vận chuyển ngay hoặc để tải mỏng trong chỗ dâm mát. Ở mỗi đồi dứa hay lô dứa nên làm những nhà trống, có mái che mưa nắng để tập trung dứa trước khi vận chuyển, đem bán.
Mùa dứa chín nên tập trung mọi phương tiện vận chuyển để có thể thu hoạch, vận chuyển càng nhanh càng tốt.
Nếu dứa xuất tươi, chúng ta cần phân cấp to, nhỏ rồi gói quả bằng giấy mỏng, đóng hòm để chuyển đi. Ở các nước như Ghinê, xuất dứa tươi phải dùng thùng gỗ, mỗi hòm xếp hai tầng, mỗi tầng 3-4 quả. Để thích hợp cho xuất khẩu tươi, dễ xếp vào hòm để giảm sự lãng phí thể tích của hòm gỗ, các nhà trồng dứa ở châu Úc đã tạo ra giống dứa có hình vuông. Trong quá trình vận chuyển, bảo quản, nếu dứa thối hỏng cần kịp thời cách ly để tránh mọi lay lan.
36. Tại sao ăn dứa lại say, chữa như thế nào?
Dứa rất bổ, rất thích hợp khẩu vị của chúng ta, nhưng cá biệt một số trường hợp người ăn vao bị say (hay nói chính xác hơn là ngộ độc) ăn xong thấy choáng váng, hoa mắt, nôn mửa vv…Trong trường hợp đó, có thể do một số nguyên nhân sâu đây
b. Do chất độc một số con trùng, rắn rết để lại. Một số loại côn trùng, rắn rết của rất thích mùi vị của dứa. Cho nên, khi dứa chín chúng cũng đến ăn và để lại một số loại chất độc trên quả (thường ở vỏ quả). Nếu vỏ không sạch (nhất là ở mắt quả) thì khi có ăn thì dễ bị ngộ độc.
Trường hợp người bị say dứa, chúng ta nên xử lý như sau:
– Cho uống nước đường
– Cho nằm nghỉ ngơi nơi thoáng mát. Đắp khăn ướt lên trán;
– Cho uống nước (lấy mắt quả dứa ăn say cho vào nước rồi uống, theo kinh nghiệm dân gian lấy độc trị độc).
Trường hợp nặng có thể làm cho người bị say nôn ra hoặc kịp thời đưa đến bệnh viện