Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Kỹ thuật sinh sản và nhân tạo cá lăng chấm – Phần 5

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mai Ðình Yên, 1983. Các loài cá kinh tế miền Bắc Việt Nam.

NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

Phạm Báu và ctv, 2000.

Ðiều tra nghiên cứu hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng.

Báo cáo tổng kết đề tài.

Viện nghiên cứu NTTS I. Nguyễn Ðức Tuân, Viện nghiên cứu NTTS I

Hiệu quả bước đầu Sản xuất giống cá Lăng chấm ở Hòa Bình

Trên dòng sông Đà có nhiều giống cá hoang dã, quý hiếm như: Cá Chiên, cá Bỗng, Anh vũ, Lăng, Chày đất, cá Hỏa, Rầm xanh…

Những năm gần đây, những giống cá quí hiếm này đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Việc chủ động sản xuất con giống, cung cấp giống nuôi cho các địa phương là việc làm cấp thiết.

Cá Lăng chấm là giống cá hoang dã có giá trị kinh tế cao của hệ thống sông Đà.

Thịt cá Lăng chấm mềm, ít xương dăm, giá bán cao, được coi là loại cá đặc sản nước ngọt hàng đầu của miền Bắc.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của điều kiện môi trường bị suy thoái như nạn phá rừng, đắp đập, đào đãi vàng ở lòng sông và do khai thác quá mức bằng những phương tiện huỷ diệt như dùng xung điện, thuốc nổ, chất độc… sản lượng cá Lăng chấm đã giảm sút nghiêm trọng.

Hiện tại, cá Lăng chấm được xếp vào mức nguy cấp bậc V, cần phải bảo vệ gấp (“Sách Đỏ” do Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường công bố năm 1992).

Để tạo thêm đối tượng nuôi mới đáp ứng đư ợc nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về sản phẩm thuỷ sản ngon và có chất l ượng cao, việc chuyển giao công nghệ để các địa phương có thể chủ động sản xuất con giống đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu khi nuôi trên quy mô rộng là việc làm hết sức cần thiết trước mắt cũng nh ư lâu dài.

Từ năm 2002- 2004, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I đã thực hiện thành công đề tài “ Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất nhân tạo cá Lăng chấm trong điều kiện nuôi”.

Viện đã làm chủ được kỹ thuật sinh sản của cá Lăng chấm và chủ động cung cấp cá giống.

Cuối năm 2007, được sự hỗ trợ kinh phí của Sở KH &CN tỉnh, đơn vị chuyển giao công nghệ là Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I – Bộ NN &PTNT, đề tài “Chuyển giao công nghệ sản xuất cá lăng chấm” được triển khai vào địa bàn tỉnh ta.

Đề tài được triển khai tại Trung tâm giống thuỷ sản Hoà Bình.

Ông Trần Hùng Cường, Cán bộ kỹ thuật Trung tâm giống thuỷ sản cho biết: Mục tiêu ban đầu của đề tài là chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá Lăng chấm cho cán bộ Trung tâm thuỷ sản Hoà Bình.

Sau đó, Hoà Bình sẽ tự chủ được sản xuất con giống nhằm phát triển nuôi cá thương phẩm rộng rãi cung cấp sản phẩm thuỷ sản có chất lượng cao cho thị trường tạo thêm công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân.

Tuy nhiên, nuôi cá Lăng chấm đòi hỏi quy trình kỹ thuật khắt khe.

Cá Lăng chấm có điều kiện sinh sản khó, tỉ lệ đậu chỉ đạt từ 10- 20%.

Để sản xuất giống cá Lăng chấm phải đảm bảo các chỉ tiêu từ tỷ lệ cá đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống ương cá Bột, cá Hương đến cá giống.

Đầu năm 2008, Trung tâm đã được cấp 30 cặp cá bố mẹ có trọng lượng trung bình 2,5 kg, con to nặng tới 6, 5kg.

Đến nay, đàn cá đã đẻ kết quả thu được gần 11.600 cá bột, ương lên cá hương được trên 8.000 con, tỷ lệ sống đạt trên 71%, ương từ cá hương lên cá giống được trên 5.000 con, tỷ lệ đạt trên 64%.

Hiện nay, cá đã đạt đã phát triển được khoảng 12cm.

Anh Cường cho biết thêm: Hiện thị trường cá lăng chấm khan hiếm hàng, mở rộng cả trong và ngoài nước.

Giá bán cá giống nhỏ từ 10.000- 14.000 đồng /con, cá nuôi thương phẩm là 350.000 đồng /kg.

Từ kết quả ban đầu, việc chuyển giao công nghệ sản xuất cá Lăng chấm mở ra hướng bảo vệ, phục hồi các giống quý, giá trị kinh tế cao khác vùng lòng hồ Hoà Bình.

Trong thời gian tới, Trung tâm giống thuỷ sản Hoà Bình tiếp tục phát triển nuôi cá Lăng chấm thương phẩm cung cấp cho thị trường sản phẩm đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu trong và ngoài tỉnh.