Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh ở ruộng lúa

– Nuôi TCX ở ruộng lúa không làm giảm năng suất lúa mà còn làm tăng năng suất lúa.

– Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo, tăng khá giàu, gắn bó đoàn kết ở nông thôn.

– Tận dụng tốt điều kiện tự nhiên, nguồn thức ăn sẵn có để nuôi tôm, hạ giá thành sản phẩm, mang lại lợi ích cho người nuôi TCX, tăng thu nhập đáng kể cho nông hộ.

– Tạo ra sản phẩm thủy sản có giá trị cao cung cấp cho đời sống và xuất khẩu.

II. CHỌN RUỘNG LÚA ĐỂ NUÔI TCX

– Đất phải giữ được nước, đất không có phèn tiềm tàng, môi trường nước như phần sinh thái và môi ưường sống của tôm.

– Ruộng nuôi TCX phải có nước sạch và nguồn nước tốt cung cấp suôít thời gian nuôi và gần nguồn nước để thay nước dễ dàng.

– Nơi nuôi TCX khổng gần các cơ sở công nghiệp có nước thải ảnh hưởng đến tôm hoặc nơi có nước rơm rạ, cỏ cây, các chất hữu cơ phân giải, nước thuốc sâu, … ảnh hưởng đến tôm.

– Nơi nuôi tiện đi lại chăm sóc, quản lý, có điện càng tốt, có an ninh tốt.

– Nơi nuôi TCX trên bờ không có lá cây tinh dầu rơi vào nơi nuôi tôm.

– Người nuôi TCX phải nhiệt tâm với nghề, trách nhiệm cao.

– Ruộng lúa nuôi TCX có thể là 1-2 vụ, lúa chét, hoặc vụ mặn nuôi tôm sú, vụ ngọt cấy lúa kết hợp với nuôi TCX.

III. NUÔI TCX Ở RUỘNG LỨA

1. Nuôi TCX ở nền ruộng chỉ sản xuất lúa Đông – Xuân (MH1).

• Ruộng chỉ sản xuất lúa Đông Xuân, lúa HT-TĐ bấp bênh, hoặc chuyên canh vụ lúa Đông Xuân và vụ TCX.

– Mùa vụ: Nuôi từ đầu tháng 3-4 dl (sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân) nuôỉ đến chuẩn bị làm lúa Đông Xuân vụ tiêp theo tháng 11-12 dl, vụ nuôi kéo dài 7-8 tháng, tôm thương phẩm đạt cỡ trên 100g/con nếu nuôi từ giống 4-6 cm, 6-8 cm hoặc thả tôm bột P1 15-20, tôm hương 2-3 cm, tôm thịt sẽ đạt cỡ nhỏ hơn. Trên ruộng nuôi trực tiếp với điều kiện là ruộng phải cải tạo và diệt tạp thật tốt.

– Thiết kế ruộng nuôi: Tùy điều kiện cụ thể ở từng nơi có mức nước ngập sâu, nguồn nước (thủy triều, lũ, hồ chứa,…) diện tích đất ở từng nơi cụ thể: Ruộng nuôi tôm thườhg rộng 0,5-4 ha, trung bình 1-1,5 ha là tốt. Ruộng có mương bao chiếm từ 20-25% tổng diện tích ruộng. Mương rộng từ 2-4m và sâu 0,8-1,0m so với mặt ruộng. Nơi có thủy triều lên xuống hàng ngày, bờ cần cao hơn đỉnh nước triều và lũ 0,5m. Nơi có nước lũ cao trên lm, bờ không nhất thiết cao hơn đỉnh lũ, tốt nhất cao từ 1- l,2m và chân bờ rộng từ 3-4m.

Vào thời điểm 10 chính vụ (mức nước cao nhất) trên mặt bờ được chắn lưới cao hơn mực nước khoảng 50-60cm để ngăn không cho tôm ra ngoài. Lưới được sử dụng là lưới mùng cước, có mắt lưới 2a = lmm. Nếu các vuông liền kề nhau có thể sử dụng một bờ chung mặt 3-4 m cao hơn đỉnh lũ để ở, làm vườn. Mương vuông rộng 3-4 m, sâu l,5m là nơi có thể ương tôm, trữ tôm khi cần. Mặt bờ còn lại có thể thấp hơn được chắn lưới trước khi nước lũ ngập.

Nêu vuông rộng trên 30m, ỏ giữa vuông có mương rộng sâu 0,6-0,8m, đất được rải đều ở nơi trũng. Ruộng nuôi tôm có nhiều dạng: mương dạng bên, mương dạng chữ thập, mương dạng trung tâm, mương dạng chu vi, song tốt nhất là mương dạng chu vi, tôm sông được thuận lợi ở khắp ruộng

– Chuẩn bị ruộng nuôi tôm: Ruộng sau khi thu hoạch lứa Đông – Xuân cần cắt sát gốc rạ, rong cỏ, hoặc đốt sạch rơm rạ. Dọn sạch rơm rạ, rong cỏ ở ruộng và mương ruộng. Mương được sên vét hết sình bùn đến đáy trơ (vì nước có phù sa nên không cần để lớp bùn), xảm chặt các hang cua, mội, tu sửa bờ, đập bộng. Bón vôi bột và phân cho mương ruộng.

Lượng vôi bột bón cho mương ruộng 8-10 kg/100 m2 mương. Mương vuông được phơi khô 5-7 ngày trước khi cho nước vào. Ruộng có mương mới đào thì cần rửa phèn 2-3 lần trước khi bón vôi và phân. Lấy nước vào mương vuông 0,5m. Bón phân gà, heo đã ủ 30kg hoặc 0,5 kg Urea kết hợp với 1 kg phân NPK hoặc DAP cho 100 m2 ruộng để gây màu nước, tạo thức ăn tự nhiên cho tôm. Khi nước cổ màu xanh đậm lây nước vào ngập ruộng 30-40 cm. Nước có màu xanh đọt lá chuối non thì thả tôm.

– Thả tôm: Tôm đã được ương trước đó, chọn tôm khỏe mạnh cùng có 2-3 cm hoặc 4-6 cm, 7-8 cm thả vào ruộng nuôi (cách thả như nói ở phần trước). Nếu ruộng cải tạo tốt, không còn địch hại của tôm cổ thể thả tôm P15-20. Mật độ thả 1-4 con/m2, tùy khả năng cho ăn và khối nước sông mà có mật độ tương ứng. Thả 1 con/m2. Thức ăn tự nhiên 50%, thức ăn nhân tạo 50%. Thả 2 con trở lên thức ăn phải tương ứng.

– Thức ăn và cho ăn: Tôm có thể ăn thức ặn có ở ruộng (động vật phù du, ốc, trùng, ấu trùng nuôi cằ tép tạp, v.v…). Phải bổ sung thức ăn nhân tạo. Thức ăn nhân tạo, tươi có ở tại chỗ, giàu đạm, tôm thích ăn: ốc, vẹm, cua, cá, tép, chuột, trùng, mực, nước xác súc vật, dừa khô, đậu nành qua xử lý, … Thức ăn bổ sung: lúa, gạo, khoai mì, khoai lang,… có. tỷ lệ đạm thấp, cho ăn không thường xuyên. Nơỉ có điều kiện chế biến thức ăn ở tại chỗ hoặc thức ăn công nghiệp lượng đạm không dưới 20%.

Bảng 4. – Công thức phôi chế thức ăn.

 

Nguyên liệu

 

Lượng dùng cho Kg thức ăn (gam)

Bột cả

Bột đậu nành rang Cám gạo Bột mị Bột xương Bột lá gòn Premit Dầu (mực, cá, dừa)

250

200 350 100 20 50 20 10

Thành phần hóa học thức ăn đảm bảo:

Đạm Mỡ Tro Xơ Canxi Nước Phospho Vitamin, Premit Tinh bột và chất kết dính.

20 – 30%

5 – 8% 12 – 14% 3-5% 2 – 3% 10- 12% 1 – 1,7%

Khẩu phần thức ăn cho tôm trong ngày có thể tham khảo bảng 5. , Bảng 5. – Khẩu phần thức ẩn cho tôm

Thời gian nuôi

 

(ngày)

Trọng lương trung bình cá thể

 

(g)

Tỷ lệ sống

 

 

(%)

Lượng thức ăn theo 10% trọng lượng tôm

Ao mương

Ruộng

1 – 20

21 – 40 41 – 60 61 – 80 81 – 100 101 – 120 121 – 140 141 – 160

4

7 13 22 31 40 45 50

100

95 90 85 80 75 70 65

20

15 10 8 5 4 3 2

10

8 6 4 3 2 2 1.5

Thức ăn tươi, khối lượng thức ăn tăng 2-3 lần so với thức ăn công nghiệp. Thực tế cần kiểm tra mà tăng hoặc giảm lượng thức ăn cho tôm. Kiểm tra bằng sàn cho ăn. Sau 20 ngày nuôi dùng chài kiểm tra tôm trên ruộng, mương ao, tình trạng lượng trung bình của 1 con dựa vào ước lượng tỷ lệ sống, tính tổng trọng lượng tôm có ở ruộng nuôi, từ đó tính lượng thức ăn cần cho tôm nuôi. Trên thực tế nuôi ở ruộng dưới 0,5 con/m2 giảm cho ăn theo bảng 5 song có điều chỉnh cho phù hợp chất lượng thức ăn, môi trường sống, thức ăn tự nhiên … để nuôi tôm đạt hiệu quả cao.

– Phương pháp cho ăn: Thức ăn được rải đều ở nơi tôm sống, ngày cho ăn 2 lần: sáng 5-7 giờ/ 10-30% lượng thức ăn, chiều tối 17-19 giờ lượng thức ăn 70- 90%.

– Quản lý chăm sóc tôm nuôi ở ruộng:

• Thức ăn cho tôm đảm bảo đủ chất và số lượng hàng ngày và không để thức ăn làm dơ nền đáy mương.

• Nơi có nước lũ chảy một chiều, sử dụng dòng nước lũ cho vào ruộng nuôi tôm thường xuyên có đầu vào và đầu ra, nước luôn đủ dưỡng khí (không cần quạt nước)! và cùng với đủ lượng thức ăn nuôi ở mật độ 3-4 con/m2. Nơi có thủy triều lên xuống, hàng tháng tối thiểu 2 đợt vào con nước rằm và ba mươi, thay trên 30% nướé có ở ruộng. Nơi có điều kiện thì thay nước hàng ngày. Cần lưu ý là khi thay nước, loại bỏ nước đáy mương ruộng, lấy nước mặt lúc nước lớn từ 2/3 sông trở lên, nước sạch.

• Thường xuyên kiểm tra đăng chắn, lưới lọc nước ở đầu bống.

• Thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm nuôi và khả năng bắt mồi của tôm chủ yếu vào gần sáng.

• Kích thích sự lột xác của tôm để tôm mau lớn bằng cách cho tôm ăn đủ chất và số lượng và thay nước sạch cần thiết cho tôm. Cách làm: trước con nước ròng (15 và 30 ÂL). Khoảng 2 ngày, tháo cạn ruộng nuôi từ từ để tôm không bị mắc cạn trên ruộng, mức nước ở mương còn 0,8m. Ngưng cho tôm ăn trong thời gian này. Đến ngày thứ 3 khi tôm ỏ ruộng bắt đầu sống không bình thường, mức nước ở trong ruộng và ngoài chênh lệch 0,5-0,7m, tiến hành cho nước chảy mạnh vào ruộng nuôi tôm. Tôm được nước mới, sạch tôm sẽ lột xác đồng loạt, sau 6-10 giờ tôm bắt đầu kiếm ăn cần cung cấp thức ăn cho tôm đủ để tôm lớn.

• Do tôm nuôi ở ruộng không có lúa, tôm có cỡ lớn <100g> dễ ăn thịt nhau khi tôm không đủ thức ăn, khi tôm lột và không lột, tôm lớn không đều cần phải tạo điều kiện để tôm lột (chà bó chặt sát đáy, lúa cấy hàng gần mương,…) hoặc thu tỉa tôm lớn để lại tôm nhỏ nuôi tiếp.

• Diệt cá tạp, cá dữ, ếch nhái,… ăn tôm và tranh mồi ăn của tôm: bằng lưđi bén, câu, lọp, soi đèn vào đêm hoặc dùng dây thuốc cá diệt cá 2kg/ 100 m3 nước.

• Ruộng nuôi tôm có mật độ trên 3 con/m2, nếu không có dòng nựtịc chảy liên tục phải sử dụng quạt nước cho tôm nhất là về nửa đêm đến sáng 5000 tôm thịt/1 quạt.

• Cần xem chất lượng nước nuôi tôm, nếu có nước cỏ rơm rạ, nước có mùi hôi phải thay ngay.

• Ruộng nuôi tôm có nhiều rong cỏ cản trở môi trường sống của tôm và về đêm làm giảm oxy ở ruộng tôm cần được dọn bớt.

• Đáy mương, ruộng có nhiều chất hữu cơ phân hủy là chất độc và gây nên thiếu dưỡng khí cho tôm, cần cải tạo tốt trước khi thả tôm và các nguồn phát sinh lúc nuôi tôm (thức ăn dư, rơm rạ cỏ từ trên bờ trôi xuông,.,.).

• Bờ trồng rẫy, vườn không sử dụng, thuốc kích thích, thuốc độc rơi xuống ruộng nuôi tôm.

• Cần theo dõi nguồn nước trên sông rạch lấy vào ruộng tôm có bị thuốc tôm không. Lấy nước vào ruộng tôm lấy trực tiếp từ nguồn nước sạch, qua thủy triều phải là nước rong lớn 2/3 sông để các chất dơ được hòa loãng.

– Thu hoạch tôm: Trước khi thu hoạch tôm 1 tuần lễ, cần kích thích tôm lột đồng loạt nhằm hạn chế tôm vỏ 46

2. Nuôi TCX kết hợp trên nền đất lúa Đông Xuân, Hè Thu và lúa chét (MH2)

Mô hình này giống mô hình canh tác lúa Đông Xuân và vụ nuôi tôm (MH1), nhưng có ba tháng nuôi tôm kết hợp với lúa Hè Thu và sau đó là lúa chết.

– Mùa vụ: Vụ nuôi TCX bắt đầu cùng với vụ lúa Hè Thu sau khi sạ cấy 20-30 ngày kéo dài đến chuẩn bị vụ lúa Đông Xuân.

– Thiết kế ruộng nuôi (như mô hình MH1)

– Chuẩn bị ruộng nuôi: sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân, chuẩn bị ruộng cho vụ lúa Hè Thu đồng thời với chuẩn bị cho vụ nuôi tôm trên ruộng lúa như phần MH1 đã nêu. Cần lưu ý dọn sạch cây cỏ, các chất hữu cơ có ở ruộng và bờ có thể làm dơ nước ruộng nuôi tôm, sên vét sình bùn, bón vôi và phần cải tạo nền đáy mương, diệt các loài địch hại của tôm (cá lóc, cá trê trắng, ếch, nhái, cua,…) có ở ruộng. Lúa nên sạ hàng hoặc cấy để có rãnh trên ruộng để tôm sòng thuận lợi. Khi lúa được sạ cấy 20-30 ngày, có thể kiểm tra pH ở mương ruộng theo các cách sau.

– Nếm nước, nếu nước có vị chua là không tốt.

– Dùng tính trầu cho vào nước, nếu màu đỏ tinh trầu vẫn còn là nước tốt, nếu màu đỏ đổi thành màu nâu đen nước bị phèn.

– Dùng xà bông để giặt rửa mà có nhiều bọt vànrửa lâu hêt bọt là nước tồt, nêu ít bọt và dễ dàng hết bọt khi rửa là nước phèn.

– Dùng giấy quỳ nhúng vào nước và so với màu mẫu của hộp để biết độ phèn chính xác (giấy có màu xanh là nước tốt).

– Và các cách khác: so màu nước, máy đo,…

Nếu pH nước ở mương dưới 7 thì dùng vôi bột (CaO) 7-15 kg/100m2 bón ở mương. Nếu mương có cá dữ và các địch hại của tôm được diệt trước khi thả tôm. Dâng nước ở ruộng lên 0,l-0,2m. Kiểm tra thấy nước tốt tiến hành thả tôm.

– Cỡ giống thả và mật độ thả: Chọn giống TCX đều cỡ 4-6cm, 7-8cm, tôm khỏe mạnh, thả vào sáng sớm hoặc chiều mát, thời gian thả không kéo dài quá 1 tuần lễ tôm chênh lệch nhau sẽ hao hụt nhiều. Nếu ruộng nuôi được cải tạo và diệt tạp thật tốt có thể thả giông tôm 2-3cm, P15-20.

– Mật độ nuôi:

• Tôm giống lớn  1 – 2 con/ m2

• Tôm hương       1,5 – 3 con/ m2

• Tôm bột   2-4 con/ m2

Thức ăn cho tôm ăn: Như phần MH1. Trên ruộng có lúa Hè Thu và sau đó là lúa chết, thức ăn tự nhiên của tôm phong phú, tạo môi trường sông cho tôm thuận lợi nếu nước ở mặt ruộng ngập sâu trên 0,3m, thức ăn nhân tạo có thể giảm thấp hơn MH1. Nếu ruộng lúa không có đủ nước để tôm sống ở ruộng, tôm chỉ sống ở mương với mật độ cao, phải cho ăn tương ứng tôm mới lớn và giảm hao hụt.

– Quản lý chăm sổc tôm nuôi: Như phần MH1. Đặc biệt cần lưu ý:

• Tạo môi trường nước tốt thuận lợi cho tôm sống Ịd đều khắp ruộng (nước sạch, nước ruộng từ 0,3m trở lên, nước ổn định, thay nước từ từ, thay nước mới cho tổm, lấy nước vào phải có lưới đăng lọc cá kỹ.

• Các chất hữu cơ làm ôtihiễm môi trường nước (rạ lúa Hè Thu được dưỡng lúa chết, rạ không làm dơ nước, có thêm lúa chết cho tôm ăn, có kẽ lúa để tôm lột xác ít hao hụt. Rong cỏ và các vật hữu cơ khác được dọn sạch không để ở ruộng và bờ nước dớ xuống ruộng).

– Chuẩn bị ruộng, quản lý ruộng nuôi tôm lúa.

• Cần lưu ý các nông dược trừ sâu và thuốc kích thích cây trồng, nếu có rơi vào vùng nước thì tôm sống không bình thường và chết. Thực hiện phòng trừ tổng hợp IPM. Nếu cần phun thuốc trừ sâu thì nít nước ở ruộng xuống mương từ từ, phun thuốc sâu ỉoại độc thấp (DDVP, Bacsa, Azodrin). Không được dùng thuốc có độ độc cao như Thiodan,…). Sau đố độ độc giảm dần, dâng nước lên cho ruộng nuôi tôm. Trên bờ trồng rẫy, vườn không sử dụng thuốc độc ảnh hưởng đến tôm.

• Kiểm tra bộng, bờ, đập, tôm nuôi thường xuyên.

3. Mô hình 2 vụ lúa ĐX, HT và vụ TCX trên ruộng (MH3)

Mô hình canh tác này có hai vụ lúa ĐX, HT trên ruộng, thay vụ 3 (TĐ) bằng vụ nuôi TCX, thích hợp cho các vùng bị ngập lụt sâu, canh tác vụ 3 hiệu quả thấp.

– Mùa vụ: Nuôi TCX bắt đầu ngay sau khi thu hoạch lúa HT và kết thúc vào đầu vụ ĐX, trùng với thời gian lũ và mưa nhiều. Thời gian nuôi tôm 4-4,5 tháng.

– Chuẩn bị ruộng nuôi tôm: Tùy khả năng thực tế ỏ từng nơi mà ruộng nuôi có thể từ 0,1-5 ha. Nếu ỏ vùng ruộng nước ngập sâu trên lin thì không cần thiêt phải đào mương, vì lúc này nước lũ ngập như cái ao khổng lồ. Chỉ cần sau khi thu hoạch lúa HT thì trục ruộng. Dùng trụ tre, tràm cắm chắc và căng lưới bao quanh khu vực nuôi. Lưđi bao, niềng dưới có móc cấm dính chặt vào đất, giềng trên cao hơn mặt nước cao nhât từ 0,5m trở lên. Lưới bao là lưới mùng cước dầy 2a = lmm.

• Nơi có điều kiện có thể sử dụng mương bao rộng 2-3m, sâu 0,8-1,0m so với mặt ruộng thì tốt hơn. Mương bao chiếm 20-25% tổng diện tích ruộng.

• Bờ bao lửng cao l-l,2m, chân bở 3-4m. Nếu mặt bờ bị ngập vào thời gian lũ thì cần phải chắn thêm lưới trên mặt bờ để tránh thất thoát tôm nuôi. Ruộng nuôi TCX có mương bờ trước khi nuôi cần dọn ra, trụt ruộng, sên vét bùn trong các mương, rửa ruộng 1-2 lần để loại bỏ nước phèn, cỏ rơm rạ, nước bùn, bón vôi bột.

– Giống TCX: Do thời gian nuôi ngắn (tháng 7-11 dl) nên phải thả TCX giông lớn cỡ 4-6cm, 7-8cm n kg từ 200-400 con) để nuôi tôm đạt cỡ thương phẩm khi thu hoạch. Nên thả tôm giống cùng cỡ và thời gian không kéo dài. Nguồn tôm giống này có thể bắt tự nhiên hoặc ương ở ao như phần trước đã nêu. Mật độ thả 2-4 con/m2, nơi nước lũ sâu thì mật độ cao.

– Thức ăn: Chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn sẵn ồ địa phương như ốc, cua, cá tạp,… chế biến và cho ăn như phần MH1 đã nêu.

– Quản lý chăm sóc tôm nuôi như phần trên đã nêu. Cần đặc biệt lưu ý kiểm tra lưới hàng ngày xem có bị tốc, bị thủng, bị ngã đổ,… tôm đi.

– Khi nước lũ rút xuống, tiến hành thu hoạch tôm bằng kéo lưới, bắt trước khi làm lúa ĐX (cuối tháng 11). Năng suất nuôi từ 750-800 kg/ ha/ vụ.

4. Nuôi TCX trên nền đất lúa kết hợp với vụ tôm sú (MH4)

Mô hình này được thực hiện ở vùng đất ven biển gần cửa sông lớn, từ tháng 1-6 có độ mặn trên 10°/oo được nuôi tôm sú. Từ tháng 7-12 do nước mưa và lũ từ thượng nguồn đổ về làm ngọt hóa, đất sản xuất được lúa và kết hợp nuôi TCX hoặc đất bỏ trống được kết hợp nuôi TCX. Trên nền đất ngoài thu hoạch vụ tôm sú (nước mặn), thu vụ lúa và TCX (nước ngọt). Nuôi TCX ngoài tăng thêm nguồn thu, hỗ trợ cho lúa tốt hơn và làm sạch đất cho vụ nuôi tôm sú. Mô hình này có thể thực hiện trên vùng đất: Vụ tôm sú (nước mặn trên 10°/oo), vụ TCX (nước ngọt dưới 10°/oo).

– Mùa vụ và chuẩn bị ruộng nuôi: Sau vụ nuôi tôm sú từ tháng 1-6 dl, ruộng được cải tạo, sên vét sình bùn (như phần trên đã nêu), ngọt hóa ruộng. Ruộng được cấy lúa, hoặc sạ hàng. Khi lúa được sạ cấy 20-30 ngàỹ thả giống TCX.

• Thời vụ nuôi TCX từ tháng 7-12 dl.

– Thả giống: Do thời gian nuôi ngắn (4 tháng) nên phải thả tôm giông cỡ lớn 4-6cm, 7-8cm. Mật độ thả 1- 2 con/m2. Tôm thả nên cùng cỡ, thời gian không kéo dài. Giống được chuẩn bị trước.

– Cho ăn: Sử dụng cua, cáy, vẹm, vọp, ốc, cá tạp cho tôm ăn.

– Quản lý chăm sóc như phần MH1 nêu. cần lưu ý không để nước mặn tăng đột ngột vào ruộng nuôi tôm và tăng quá 10°/oo. Nuôi TCX có nước lợ nhẹ, thức ăn đỏ tôm sẽ lớn nhanh.

– TCX đươc thu hoạch trước khi thu lúa bằng rút nước từ từ, tôm xuống mương, bắt bằng lưới, tay, tôm ngược dòng nước mát.

5. Nuôi TCX ở ruộng lúa đã nuôi tôm qua nhiều năm

– Ruộng lúa đã nuôi tôm qua nhiều năm thường có nhiều rong cỏ tranh môi trường sống của tôm, làm ô nhiễm nguồn nước nên năng suất tôm nuôi ngày càng giảm sút. Nguyên nhân: Do cải tạo hàng năm sau vụ nuôi chưa tốt, quá trình nuôi nước kém lưu thông, rong cỏ nhiều, giống thủy sản nuôi không có loại ăn cỏ.

– Hướng giải quyết:

• Mương ao có nuôi tôm được sên vét sình bùn đên còn đáy trơ.

• Bờ, ruộng được dọn sạch cỏ cây, rơm rạ, các chât hữu cơ có thể làm dơ nước ruộng.

• Sửa bờ, đập, bộng, xảm các hang cua, mội (tạo nơi nuôi tôm như đất mới nuôi năm đầu).

– Giống thủy sản nuôi:

• Nếu ruộng được cải tạo thật tốt, thì tiếp tục nuôi TCX trên ruộng lúa như các mô hình đã nêu trên.

• Thực tế có nơi vào mùa nước rong cỏ, bông súng mọc khấp ruộng, tôm bị thu hẹp môi trường sông, các thực vật thủy sinh này làm ô nhiễm môi trường nước, tôm khó sống cần nuôi TCX trên ruộng lúa theo (MH2) kết hợp với nuôi các loại cá ăn rong cỏ ít hại tôm. Giống TCX cỡ 4-6cin, 7-8cm, mật độ nuôi 0,5-1 con/m2, nuôi ghép với cá trôi Ẩn Độ, cá mè vinh tỷ lệ 1 con/ 5-10 m để các loài cá này ăn rong cỏ làm sạch ruộng cho tôm sông. Thả nuôi ghép cá mè trắng, sặt rằn 1 con/ 10 m2 để tăng thu nhập. Cá trôi, mè vinh có thể ăn một phần tôm, song ruộng có lúa chét, có nơi cho tôm lột xác, sự hao hụt này sẽ giảm thấp, được cả tôm và cá.

– Nơi nuôi TCX nhiều năm không có điều kiện cải tạo, cần chuyển sang nuôi cá trắng kết hợp với cá đồng, sau một số năm ruộng rạch rong cỏ, tiến hành cải tạo tích cực và nuôi TCX trở lại.

6. Nuôi ghép TCX với cá trên ruộng lúa.

Dựa vào đặc điểm sống, tính ăn của TCX và cá mà nuôi ghép giữa TCX và cá một cách hợp lý:

-TCX sống ở tầng đáy, môi trường nước sạch, ăn tạp nghiêng về động vật. Chọn loài cá sống ở tầng giữa và trên, cá ăn rong cò, mùn bã hữu cơ (mè vinh, trôi), cá ăn rong và sinh vật phù du (cá sặt ràn), ăn thực vật phù du (cá mè trắng).

– Những năm đầu, đất ruộng mới nuôi TCX, ruộng sạch, ít rong cỗ, chỉ nên thả nuôi ghép cá mè trắng, sặt rằn con/10 m2.

– Những năm sau nuôi tôm, do cải tạo chưa thật tốt, do nước lưu thông trên ruộng kém,… rong cỏ nhiều, cần nuôi ghép thêm cá mè vinh, cá trôi để làm sạch rong cỏ, tạo môi trường sôhg tốt cho tôm, tỷ lệ nuôi ghép 1 cá/ 5- 10 m2 ruộng. Nông trường Sông Hậu nuôi cá trắng ghép tôm và lúa HT, thả 500kg cá trắng và 100kg TCX.

– Nuôi ghép giữa TCX và cá một cách hợp lý là cách nuôi khoa học ở loại hình nuôi TCX quảng canh, thu được cả tôm và cá, hỗ trợ cho nhau còng phát triển. Quá trình phát triển nuôi TCX cùng ghép với nuôi cá còn làm sạch môi trường nước.

Tags: tom cang xanh, nuoi tom cang xanh, ky thuat nuoi tom cang xanh, nuoi tom cang xanh tren ruong, nuoi tom cang xanh trong ao, tom cang