Nuôi xen ghép tôm, cua, cá, kình, cá dìa …là mô hình được người dân áp dụng chuyển đổi từ diện tích nuôi chuyên tôm không hiệu quả từ năm 2005 đến nay và thực tế đã khẳng định lợi nhuận của mô hình nuôi này đem lại không cao như nuôi chuyên tôm sú nhưng tính rủi ro thấp do ít xảy ra dịch bệnh bên cạnh đó đây còn là mô hình nuôi mang tính bền vững cao vì ít gây ô nhiễm môi trường.
Giống tôm, cua là hai đối tượng đã được sinh sản nhân tạo thành công còn nguồn giống cá kình và cá dìa vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào con giống tự nhiên nên nguồn giống không chủ động, có những năm nguồn giống không đủ phục vụ nhu cầu người nuôi.
Cá Đối mục là loài cá ăn tạp thành phần chủ yếu là mùn bã hữu cơ, các loại rong ngoài ra cá đối mục ăn được thức ăn công nghiệp.
Đặt biệt khi nuôi xen ghép không ăn tôm cua nuôi, có nguồn giống sinh sản nhân tạo.
Vì vậy rất phù hợp để đưa vào nuôi xen ghép cùng với tôm sú và cua.
Để giúp bà con nông ngư dân phát triển mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cua cá đối mục.
Sau đây, xin giới thiệu kỹ thuật nuôi xen ghép các đối tượng này trong ao.
1. Đặc điểm sinh học đối tượng nuôi
Tôm sú
– Tôm sú thuộc loại rộng nhiệt, có thể sống ở khoảng nhiệt độ từ 12 – 370C, nhiệt độ thích hợp nhất để tôm sú sinh trưởng, phát triển là 25 – 300C.
– Độ mặn thích hợp từ 15 – 38 0/00 khi tôm đã lớn.
– Hàm lượng ôxy từ 3 – 15 mg/l, tốt nhất từ 5 – 10 mg/l.
– pH từ 5 -9, thích hợp nhất từ 7,5 – 8,5.
– Trong tự nhiên tôm sú là loài ăn tạp, ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, động vật hai mảnh vỏ, bắt mồi nhiều khi thủy triều rút.
– Trong ao nuôi hoạt động bắt mồi diễn ra nhiều vào lúc sáng sớm hay chiều tối.
– Tôm sú là loài lớn nhanh, có thể đạt kích thước thương phẩm (30 – 50 con/kg) sau 3 – 4 tháng nuôi với con giống P10-15.
Cua
– Cua biển là loài phân bố rộng, tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-300C.
Cua chịu đựng pH từ 7.5-9.2 và thích hợp nhất là 8.2-8.8.
Cua thích sống nơi nước chảy nhẹ, dòng chảy thích hợp nhất trong khoảng 0.06 – 1.6m/s.
– Giai đoạn cua con, tiền trưởng thành và trưởng thành: ăn cua nhỏ, cá, xác động vật chết, nhuyễn thể… Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiế m ăn vào ban đêm.
Cá đối
– Cá đối là loài rộng muối và rộng nhiệt phân bố rộng rãi các thủy vực nước ven biển vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới.
Cá có thể chịu được nhiệt độ từ 3 – 350C, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 250C.
Cá có thể sống ở độ mặn 0 – 400/00, thích hợp nhất từ 15 – 300/00.
– Cá Đối mục là loài cá ăn tạp thành phần chủ yếu là mùn bã hữu cơ, các loại rong và giáp xác nhỏ ngoài ra cá đối mục ăn được thức ăn công nghiệp.
Vì vậy ,đây là đối tượng nuôi phù hợp với những ao nuôi vùng hạ triều ô nhiễm.