Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Kỹ thuật nuôi ếch trong ao đất

– Có thể xây tường gạch hoặc dùng lưới, tôn fibro xi măng, phên tre rào chung quanh ao cao 1,0-1,2 mét để tránh ếch nhảy ra ngoài.

– Mực nước ao khống chế 20-30 cm, có ống thoát nước tránh chảy tràn. Nên đặt ống cấp và thoát nước riêng biệt ở hai bờ đối diện nhau theo chiều dài của ao.

– Tạo giá thể cho ếch lên cạn ở (bè tre, gỗ, tấm nilon…). Nên thả lục bình hay rau muống làm nơi cư trú cho ếch. Diện tích gía thể 50% diện tích ao nuôi. Nếu ao có diện tích rộng khoảng  vài trăm m2 thì xung quanh nên chừa bờ rộng từ 1,0 – 1,5 m, cao hơn mực nước trong ao khoảng 20cm, trên đó trồng cây che mát để ếch lên ở. 

1.2/-  Mật độ nuôi:

Ếch giống nên thả thưa  hơn nuôi trong bể xi măng (60-80 con /mét vuông là tối ưu trong tháng đầu), nên thả giống loại lớn (100 – 120 con/kg) và tương đối đồng đều để hạn chế hiện tượng ăn nhau, có thể phân cỡ ương dưỡng trước trên bể xi măng rồi mới thả xuống ao nuôi. 

1.3/- Cho ăn – Chăm sóc:

– Cho ăn thức ăn viên nỗi hoặc thức ăn tự chế biến, giai đoạn ếch giống cho ăn 3-4 lần/ngày và 2-3 lần/ngày đối với ếch lớn (100g trở lên). Thức ăn thả trực tiếp trên gía thể hay trên chỗ cạn cố định trong ao. Lượng thức ăn trong ngày cũng giống như nuôi trong bể xi măng và tùy vào sức ăn thực tế của ếch.

– Thường xuyên thay nước tránh để nước dơ ếch dễ nhiễm bệnh (2-3 ngày/ 1 lần). Chỉ thay 1/3 lượng nước trong ao.

– Định kỳ xử lý nước trong ao bằng CF – 1100, Zeolite, Calci – 100 để ổn định Ph, làm sạch môi trường nước và đáy ao.

– Chú ý kiểm tra, canh phòng thường xuyên các loài địch hại vào ăn ếch (chim, chuột, rắn, mèo, chó, cá dữ…)

– Nuôi ếch trong ao đất lớn nhanh và ít tốn công chăm sóc hơn nuôi trong bể xi măng, chi phí đầu tư thấp hơn nhưng có nhược điểm:

+ Tỉ lệ sống thấp hơn nuôi trong bể xi măng do khó kiểm soát được  bệnh, địch hại và lựa ếch vượt đàn  

+ Nếu bờ ao không chắc chắn, bị rò rỉ, ếch đào hang để trú ẩn ít ra ăn mồi nên chậm lớn.

Tags: nuoi ech trong ao dat, ky thuat nuoi ech, ech dong, nuoi thuy san