Xung quanh khu vực nuôi phải xây tường cao 1,2m trở lên, bề mặt trong của tường tô nhẵn để tránh ếch nhảy va vào bị sây sát. Nếu không xây tường thì có thể vây lưới mắt cáo hoặc lưới nylon rào xung quanh, chú ý phải gia cố chân rào chắc chắn. Ngoài ra còn bố các hang hốc cho ếch trú ẩn.
2/ Thiết kế ao, mương vườn nuôi ếch:
2.1/- Nuôi ếch trong ao:
Ao có mực nước sâu 0,5 – 1m. Tường hoặc lưới rào phải cách bờ ao 1 – 1,5m để ếch có chỗ nhảy lên nghỉ ngơi và bắt côn trùng. Xung quanh bờ ao trồng cây ăn trái, hoa màu để ếch bắt mồi và trú ẩn. Nếu bờ hẹp thì làm những sàn ăn bằng phên tre hay ván gỗ mỏng thả nổi trên mặt nước đặt thức ăn vào đó cho ếch lên ăn.
Trước khi thả ếch nuôi phải tháo cạn nước, sên vét hết bùn, vệ sinh ao nuôi sạch sẽ, gia cố bờ, lấp hết các hang rắn, chuột. Sau đó cho nước vào ao và thả béo tây, rong, rau muống….vào để tạo bóng mát, làm nơi trú ẩn cho ếch.
Dưới ao có thể nuôi cá Trê, Rô phi để tận dụng thức ăn thừa, chất thải của ếch.
2.2/- Nuôi ếch trong mương vườn:
Vườn trồng cây ăn trái, hoa kiểng, rau màu đều có thể kết hợp nuôi ếc được. Ếch bắt sâu bọ, côn trùng làm hạn chế sâu bệnh cho cây.
Hệ thống mương, rãnh chiếm ít nhất từ 10 – 20% diện tích vườn, mực nước sâu từ 0,3 – 1m. Trên bờ mương, rãnh nên trồng một số cây bụi rậm thấp để giữ độ ẩm đấtvà làm nơi cho ếch cư trú. Dưới mương, rãnh thả 1/2 dịch tích bèo tây để làm sạch nước và chống nóng.
Trong vườn treo bóng đèn để dẫn dụ côn trùng là thức ăn cho ếch.
2.3/- Nuôi ếch trong ruộng lúa:
Ruộng phải cấp và tháo nước dễ dàng, giữ được mực nước từ 10 – 20cm. Xung quanh ruộng dùng đăng tre hay tấm nylon vây lại cao từ 1 – 1,5m để giữ cho ếch nhảy ra ngoài.
3/ Thả giống:
Chọn ếch giống cỡ 5 – 10g/con (100 – 200 con/kg), khỏe mạnh ít bị sây sát, không dị tật tương đối đều cỡ.
Nên chọn mua giống từ các trại sản xuất ếch đã được thuần dưỡng, quen ăn mồi tĩnh chế biến.
Mật độ thả tùy từng loại ao, vườn và điều kiện chăm sóc, có thể thả từ 60 – 100 con/mét vuông.
4/ Cho ăn:
Ngoài các loại thức ăn động có sẳn trong ao, mương, vườn, ruộng lúa, cho ếch ăn thêm thức chế biến gồm: bột bắp hoặc gạo, cám mịn nấu chín để nguội (80%) trộn với bột cá hoặc cá tạp, cua, tép, ốc,… xay nhỏ (20%).
Có thể chọn thức ăn sống cho ếch nhưng phải bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn.
Thức ăn được cho lên tấm nylon hoặc gỗ thả nổi để ở vị trí cố định, gân nơi ếch lên bờ ăn mồi.
Lượng cho ăn hàng ngày là 8 – 10% trọng lượng đàn ếch, cho ăn ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và trời mát. Vệ sinh sàn ăn sạch sẽ trước khi cho ăn để tránh bệnh đường ruột cho ếch.
5/ Chăm sóc và quản lý:
Hằng ngày theo dõi các hoạt động của ếch như: sức ăn, mức tăng trọng, khả năng linh hoạt bắt mồi, các dấu hiệu bệnh, chất lượng nước…để xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra. Đặc biệt là phải đảm bảo nguồn nước sạch.
Ếch là đối tượng dễ bị các loại địch hại khác sát hại như: mèo, chuột, rắn, rái cá, chim, gà, vịt…thậm chí có thể bị kiến, muỗi đốt gây ghẻ lở. Do đó, cần huấn luyện huấn luyện chó biết đuổi mèo chuột…..và canh phòng trộm cắp.
Kiểm tra thức ăn của ếch hằng ngày để có sự điều chỉnh hợp lý, không để thức ăn dư thừa lãng phí, gây ô nhiễm môi trường nước. Nếu thấy ếch kém ăn phải tìm hiểu ngay nguyên nhân xem ếch bị bệnh, thức ăn không phù hợp hay do hoảng sợ,…
6/ Thu hoạch và vận chuyển:
Từ cỡ giống ban đầu (5 – 10g/con) nuôi 3 – 4 tháng ếch đạt trọng lượng 80 – 100g/con, có thể thu hoạch ếch thương phẩm(nếu nuôi tốt thì sau 2,5 tháng ếch đã đạt trọng lượng trên). Dùng lưới có cỡ mắc lớn (a8 – a15) để thu hoạch ếch. Bắt ếch vào buổi sáng sớm hay chiều mát.
Vận chuyển ếch bằng thùng, khay hay sọt cao 20cm, dưới đáy lót bèo tây, xung quanh và nắp đậy các lỗ thông khí. Trước khi vận chuyển gom ếch lại cho quen với môi trường chật hẹp, ngừng cho ăn. Mật độ nhốt là 30 – 50kg/mét vuông thùng, không để ếch chồng lên nhau. Luôn giữ độ ẩm cho ếch, vận chuyển lúc trời mát, nếu trời nắng phải giảm mật độ xuống.
7/ Bệnh thường gặp và cách phòng – trị:
* Bệnh kiết lỵ: xuất hiện trên cả nòng nọc và ếch.
– Điều trị: giảm lượng thức ăn xuống còn 50%/ngày, trộn Ganidan giả nhỏ vào thức ăn (1 viên/kg thức ăn/ngày). Cho ăn liên tục 3 – 4 ngày.
* Bệnh trướng hơi: thường xảy ra đối với nòng nọc.
– Trị bệnh: Dùng 1 lọ Penicilline (1 triệu đơn vị) pha vào 5 lít nước sạch để tắm cho nòng nọc trong vòng 10 phút. Hoặc dùng Sunfat đồng 5 ppm hay nước muối 3% tắm trong 10 phút.
* Bệnh trùng bánh xe: Xuất hiện cả trên nòng nọc và ếch.
– Phòng trị: dùng Sunfat đồng 2 – 3 ppm (2 – 3g/mét khối nước) phun xuống ao, hồ nuôi ếch.
* Bệnh ghẻ lở: ếch thường bị bệnh này.
– Phòng trị: dùng 100g Dipterex pha với 50 lít nước phun xuống ao, hồ trên dịch tích 100 m2, sau đó thay nước ao ngay.
Tags: ky thuat nuoi ech dong, nuoi ech dong, nuoi trong thuy san, ech dong