Đất và phân bón:
a. Đất: Sau khi cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại thì lên luống trồng. Nếu có điều kiện thì nên thực hành cày lật đất, để 5 ngày trước khi gieo. Đối với đậu cô ve leo, mặt luống từ 1-1,2m đối với giống lùn, mặt luống làm rộng hơn (gieo 4-5 hàng trên luống), chiều cao luống 20- 30cm, rãnh luống rộng 25- 30cm.
b. Phân bón: Khối lượng phân bón dung cho diện tích gieo trồng 1000m2 như sau:Phân hữu cơ hoài mục: 1,5 – 2 tấn. Phân đạm (urê): 20 – 26kg. Supe phốt phát: 30 – 45kg.Phân Kali (Kali): 17 – 23kg hoặc Sun phát kali (K2SO4): 20 – 27kg
Phương pháp bón: Bón lót vào rạch ở độ sâu 15- 20cm toàn bộ phân hữu cơ + toàn bộ phân lân + 1/3 lượng phân kali +1/4 lượng phân đạm. Nhất thiết phải trộn đều các loại phân kể trên với đất. Có thể thay thế các loại phân bón trên đây bằng các chế phẩm của các cơ sở sản xuất phân bón được tín nhiệm trên thị trường như: Phân bón NPK tổng hợp, phân bón Con Cò, phân bón Bình Điền . . . Không sử dụng phân chưa hoai, nước rửa chuồng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý để bón cho đậu.
Khoảng cách, mật độ và độ sâu lấp hạt: Khi xác định mật độ, khoảng cách ta cần phải nghiên cứu đặc tính của giống như: Chín sớm hay muộn, cây cao hay thấp, phân cành ít hay nhiều, thời vụ gieo trồng và đất tốt hay xấu…
Ví dụ: Đậu cô ve leo trong thưa hơn đậu lùn.
– Khoảng cách và mật độ đối với đậu cô ve leo như sau:Khoảng cách hàng: 65- 70 cm.Khoảng cách cây: 20-25cm (một hạt) hoặc 40-45cm (2 hạt).
– Khoảng cách va mật độ đối với đậu cô ve lùn như sau: Khoảng cách hàng 30-35cm/ khoảng cách hốc 30cm (3-4 hạt). Sau khi mọc có thể tỉa bỏ cây xấu, để lại 3 cây/hốc.
Như vậy mật độ khoảng 3,3 vạn cây/1000m2. Khối lượng hạt gieo khoảng 8 – 9kg/1000m2. Độ sâu lấp hạt phụ thuộc chủ yếu vào độ lớn nhỏ của hạt và tính chất đất đai. Độ sâu lấp hạt trung bình 2,5-3cm. Khi gieo chú ý điều chỉnh cho rốn hạt tiếp xúc với đất, như vậy hạt sẽ nẩy mầm thuận lợi.
Chăm sóc
a. Tưới nước: Sau khi gieo nếu đất thiếu ẩm thì cần cung cấp nước cho hạt nẩy mầm. Tưới nước bằng thùng gương sen. Làm cho mặt đất ẩm đều hoặc tưới rãnh. Đưa nước vào rãnh ngập 1/2 cao luống. khi nước thấm đều thì tháo cạn. Khi cây ra hoa, quả và hình thành hạt là những thời kỳ cây rất cần nước. Độ ẩm thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển trong phạm vi 70-80%. Đậu cô ve nhìn chung không chịu ngập úng nên khi mưa to, cần tiêu nước kịp thời. Phải dùng nước sạch để tưới cho đậu, tốt nhất nên dùng nước giếng khoan.
b. Xới vun: Khi cây có 1-2 lá thì xới phá váng, xới khắp mặt luống làm cho mặt đất lơi xốp thông thoáng kết hợp với việc trừ cỏ dại. Ở thời kỳ 2-3 lá, thực hành xới lần 2, xới nông kết hợp vun nhẹ vào gốc cây. Thực hành vun cao khi cây có 4-5 lá.
c. Bón thúc: Tuy rằng hệ rễ cây đậu có vi khuẩn nốt sần cộng sinh, có thể cố định đạm tự do, nhưng thời kỳ đầu nốt sần chưa phát triển, mặt khác nhìn chung vi khuẩn nốt sần trên cây đậu côve không nhiều như cây khác trong họ. Vì vậy trong quá trình sinh trưởng vẫn phải thực hành bón thúc cho cây. Sồ lần bón thúc thay đổi theo thời gian sinh trưởng của giống, bón thúc 3-4 lần đối với những giống đậu lùn (dạng bụi), 4-5 lần đối với dạng đậu leo.
Nồng độ dung dịch thay đổi theo tuổi cây khi cây còn nhỏ, nồng độ dung dịch 0,5 – 1% (5-10g urê) trong một lít nước sạch, khi cây trưởng thành, ra hoa, quả nồng độ dung dịch từ 1 – 2% khi đất đủ ẩm nhiệt độ đạt 18-20oC. Có thể bón thúc ở dạng khô, phương pháp bón tương tự như với các loại rau khác.
Thực hành bón thúc vào các thời kỳ 2-3 lá, 4-5 lá, cây ra hoa, quả rộ và sau khi thu hái quả đợt 1. Phân kali bón khi cây có hoa rộ và quả non cách bón giống như bón thúc phân đạm vô cơ.
d. Làm giàn: Đối với đậu cô ve leo khi cây xuất hiện tua cuốn, cần phải làm giàn kịp thời, không được chậm trễ, làm giàn theo kiểu chữ A, giống như đối với cà chua, nhưng cọc dàn dài hơn so với cọc giàn cà chua, chiều dài cọc 1,8-2m, cần khoảng 4000-4500 cọc giàn cho diện tích 1000m2 (ngàn mét vuông).
Thu hoạch
Thời gian thu hoạch quả phụ thuộc vào đặc tính của giống, kỹ thuật trồng trọt và cách sử dụng. Đối với những giống thấp cây, dạng bụi thì sau khi gieo khoảng 45-55 ngày sẽ được thu hái quả lần đầu tiên còn đối với những giống đậu cao cây, dạng leo bò thì sau khi gieo 55-65 ngày sẽ được thu hái quá đợt đầu tiên. Nhìn chung khoảng cách
giữa các lần hái quà từ 2-3 ngày, số lần thu hái đối với đậu lùn khoảng 3-4 lần thời gian thu hái quá đối với các giống đậu leo kéo dài 2Đ-25 ngày.
Khi thu hái, động tác phải nhẹ nhàng không được giật mạnh làm ảnh hưởng đến cây. Quả được đựng trong trong rổ khay nhựa hoặc hộp xốp để vận chuyển ra khỏi ruộng.
Sản phẩm để nơi thoáng mát, không được chất đống. Trước khi bao gói hoặc đem san phẩm di tiêu thụ nên phun nước mát cho đậu, nhằm làm giảm nhiệt độ trong quả. Như vậy có thể kéo dài thời gian bảo quản. Sau khi róc nước dùng túi polyelylen trong suốt để bao gói mỗi túi đựng từ 300-500g…. Tùy theo thị hiếu của khách hàng. Mỗi một mặt túi cần đục một số lỗ thủng to như hạt đậu đen để hơi nước không bị tích tụ. Bao quản trong kho lạnh sẽ kéo dài được thời gian cắt trữ.