Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Kinh nghiệm nhận biết lợn bị bệnh trong quá trình chăn nuôi

Nhận biết bệnh sớm là ưu tiên hàng đầu trong việc quản lý trại.

Nó được thực hiện bởi các kỹ thuật viên phụ trách bằng cách sử dụng thị giác, âm thanh, cảm ứng và mùi để phát hiện heo có biểu hiện bất thường và phân biệt nó với những con khỏe mạnh.

Mỗi ngày, việc kiểm tra lâm sàng tất cả lợn trong chuồng cần phải được thực hiện.

Trên một trang trại 100 lợn nái, việc này có thể mất đến nửa tiếng đồng hồ mỗi ngày, và trên một trang trại lớn hơn, nó trở thành một nhiệm vụ quan trọng hàng ngày nhưng có thể được phân chia giữa các cấp bộ phận.

Vấn đề của nhà quản lý là tổ chức trang trại của họ sao cho nhân viên có một khoảng thời gian để thực hiện chức năng này.

I. Việc sử dụng các dấu hiệu để nhận biết tình trạng sức khỏe heo

1/ Bỏ ăn là một trong những dấu hiệu rõ ràng ở heo được nhốt riêng mỗi con một ô chuồng, chẳng hạn như ở trại nái, nhưng ở heo nuôi theo nhóm thì không dễ để phát hiện nếu chỉ vài cá thể bỏ ăn.

Khi heo không ăn, hoặc giảm lượng ăn vào mà chúng vẫn có vẻ bề ngoài bình thường, phải ngay lập tức nghi ngờ và kiểm tra nguồn cấp và chất lượng nước uống.

Thiếu nước hoặc nước bị nhiễm khoáng, hóa chất cũng thường là nguyên nhân gây ra bỏ ăn đột ngột trên toàn đàn.

Nếu nước không phải là vấn đề thì cần xem xét các dấu hiệu của bệnh.

2/ Lờ đờ cũng dễ được nhanh chóng phát hiện như dấu hiệu sớm của bệnh

3/ Run rẩy và lông dựng đứng là một đặc tính quan trọng của bệnh và là một trong những dấu hiệu rất sớm của bệnh viêm màng não hoặc nhiễm trùng liên cầu khuẩn ở khớp trên heo con còn bú.

Hãy tìm kiếm dấu hiệu này vào lần kiểm tra tiếp theo đối với từng cá thể trong ổ đẻ.

Một heo con nằm trên bụng của mình và run rẩy với lông dựng đứng thường là dấu hiệu của nhiễm trùng huyết (vi khuẩn vào trong máu) và hậu quả là tiêu chảy và không đi được.

4/ Giảm trọng lượng cơ thể là một dấu hiệu của bỏ ăn hoặc mất nước do tiêu chảy hoặc viêm phổi.

5/ Chảy nước mũi hoặc mắt thường là biểu hiện của một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Tiết nước bọt rất nhiều từ miệng có thể là do bệnh lở mồm long móng.

6/ Ở lợn nái, thải dịch âm hộ có thể do viêm âm đạo, viêm bàng quang, viêm bể thận hay viêm nội mạc tử cung.

7/ Thay đổi về tình trạng của phân có thể do nhiều nguyên nhân bệnh khác nhau hay cũng có thể là hoàn toàn bình thường.

Khi thấy dấu hiệu chung chung này thì cần tìm thêm những dấu hiệu khác như chất nhầy hoặc máu (biểu hiện của bệnh lỵ, nhiễm salmonella, loét dạ dày hoặc tăng sinh đường ruột xuất huyết).

Táo bón trên nái có thể là do sự phát triển của viêm-thủy thũng tuyến vú và mất sữa sau đẻ.

8/ Ói mửa có thể là dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày-ruột truyền nhiễm nếu trên nhiều cá thể, hoặc ở từng cá nhân thì có thể do viêm loét dạ dày.

Trên heo theo mẹ, viêm dạ dày-ruột thường liên quan đến nhiễm trùng E.

coli.

Tiêm penicillin tác dụng kéo dài cũng có thể gây nôn mửa ở heo.

9/ Những thay đổi trên da giúp xác định bệnh: đó có thể là những tổn thương cấp tính hoặc mãn tính của ghẻ và chấy rận; bệnh dấu son không thể hiện rõ ràng để thấy bằng mắt thường nhưng việc dùng tay vuốt trên da heo sẽ chỉ giúp làm lộ ra những tổn thương của bệnh này.

Những nốt thâm tím ở những điểm tận cùng của cơ thể (rìa tai, gốc móng, mõm) có thể chỉ ra bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus, nhiễm trùng huyết cấp do vi khuẩn hoặc trúng độc, như đã thấy trong bệnh cúm, bệnh tai xanh hoặc viêm vú và viêm tử cung cấp tính.

Viêm phổi cấp tính hoặc viêm phổi kết hợp viêm màng bao tim cũng có thể gây biểu hiện tương tự.

10/ Tỷ lệ hô hấp: nên để ý xem hơi thở có biểu hiện là thở sâu thì thường là do phổi hóa thịt nên cơ thể thiếu oxy, còn nếu thở cạn hay thở bụng là biểu hiện của viêm màng phổi và đau.

11/ Cuối cùng là hiện trường xung quanh xác chết của một con lợn cũng là những chi tiết quan trọng, nên tiến hành khám nghiệm tử thi.

Thời gian và địa điểm con lợn chết trong đàn kết hợp với những quan sát lâm sàng thường có thể giúp ích nhiều trong việc xác định và tìm hiểu một vấn đề.

II. Những thay đổi trong hành vi của heo

Lợn là một con vật có tính bầy đàn nên khi khỏe mạnh, chúng sẽ chơi chung và tụ tập theo nhóm.

Tuy nhiên, khi bệnh nó có xu hướng nghỉ ngơi, nằm riêng một mình hoặc thường xuyên bị từ chối bởi những con lợn khác, thậm chí có khi bị các con khác tấn công.

Ngược lại, khi nhiều con cùng bệnh thì chúng sẽ tụ tập lại, co ro và nằm chồng lên nhau, không muốn đứng lên.

Khi lợn có những biểu hiện đó, ta cần quan sát và tìm hiểu kỹ hơn.

 

III. Đánh giá qua mùi

Chất lượng không khí có thể được phát hiện thông qua khứu giác của chúng ta.

Qua đó, chúng ta có thể cảm nhận mức độ thông thoáng của chuồng trại, cấp độ cao của khí độc (ammoniac, H2S), độ ẩm cao hay thấp.

Những mùi gì gây khó chịu cho chính chúng ta cũng có khả năng gây khó chịu cho heo.

 

IV. Sờ nắn, đụng chạm Đây là điều cần thiết để thăm khám một con lợn bệnh, nhằm phát hiện những thay đổi về nhiệt độ cơ thể, dịch tiết bất thường hoặc cục u trên da.

Cần sờ nắn 4 chân trong trường hợp nghi què quặt, gãy xương hoặc sưng khớp.

Trên lợn nái mới đẻ, luôn luôn rờ̀ bầu vú để phát hiện viêm vú, mất sữa.

V. Đánh giá qua âm thanh

Hãy cẩn thận nếu bạn đến mà không nghe thấy có tiếng ồn ào của lợn bên trong tòa nhà khóa kín. Vì có thể đã xảy ra điện giật, hoặc mức độ cao của các loại khí độc hại như CO, H2S.

VI. Tóm tắt

Tóm lại, mỗi ngày cần dành 5-10 giây để quan sát mỗi nhóm heo trong từng ô chuồng ở những khía cạnh sau:

– Nhiệt độ

– Độ ẩm

– Hệ thống thông gió

– Mùi

– Hành vi của heo

– Sự thèm ăn

– Phản ứng khi có người đến

– Nồng độ amoniac (bằng kinh nghiệm thông qua sự kích thích của khí này vào cơ quan hô hấp và mắt của chúng ta)

– Thay đổi bất thường của phân heo

VII. Bảng danh sách các khía cạnh cần quan tâm

Để nhân viên tạo được thói quen và qui trình chăm sóc tốt cho đàn heo, người quản lý nên thiết lập sẵn một số nguyên tắc chăm sóc tổng quát để dùng làm tiêu chuẩn theo dõi, đánh giá cũng như để cải thiện hiệu quả công việc theo thời gian.

Ở đây, chúng tôi giới thiệu một số khía cạnh cần quan tâm cho những khu vực chăn nuôi khác nhau trong trang trại.