Trong vài năm trở lại đây, nuôi hươu lấy nhung đang là mô hình mang lại lợi nhuận cao cho nhà nông. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng hươu đúng đắn đã tác động tích cực đến năng suất, chất lượng nhung và khả năng sinh sản của hươu.
Trong chăn nuôi nói chung để có năng suất cao, ngoài yếu tố quyết định là giống thì vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng tác động không kém đến khả năng sản xuất đó là năng suất, chất lượng nhung, khả năng sinh sản. Chính vì thế chăm sóc nuôi dưỡng là công việc quan trọng, có ý nghĩa đến sự thành công trong chăn nuôi hươu.
Kỹ thuật làm chuồng
Hươu giống có thể nuôi nhốt, bán chăn thả và thả tự do. Tuy nhiên để cho việc bảo vệ hươu khỏi bệnh tật do thời tiết, thì người nuôi nên vẫn có chuồng. Chuồng hươu nên làm xa nhà ở, gần nguồn nước để tiện việc rửa dọn và cho hươu đằm tắm, song tránh những nơi quá ẩm ướt, lầy lội. Nên quay về phía Nam hay Đông Nam để thường xuyên nhận được ánh nắng mặt trời. Chuồng cần phải rộng, thoáng. Thành chuồng được làm bằng gỗ. Khoảng cách giữa các dóng ngang là 15 cm. Chiều cao của thành chuồng là 2,2 – 2,5 m. Nền chuồng nên làm bằng gạch, xây dốc 1cm cho 1m dài, có rãnh để thoát nước rửa chuồng và nước tiểu.
Chuẩn bị khu chăn thả
Ở những cơ sở chăn nuôi lớn, số lượng đàn hươu nhiều, thì cần tổ chức chuồng trại, chăn nuôi theo kiểu bán tự nhiên: quây rào một khu vực rộng, có bãi cỏ, cây bụi, suối nước, một khoảng rừng thưa, cũng có thể bao lấy một vài quả núi thấp. Trong khu vực rào, cần làm nhà cho hươu tránh mưa nắng, có chuồng cách ly để phòng chữa bệnh, có chỗ cho hươu ăn, vận động, đằm tắm…
Tuỳ điều kiện từng nơi và quy mô chăn nuôi mà vây rào cho thích hợp. Nói chung, khu rào càng rộng càng tốt. Trong khu vực rào cần ngăn thành từng ô, có cửa thông với nhau. Trong từng ô, trồng sẵn thức ăn cho hươu và áp dụng hình thức luân phiên chăn thả, để chủ động đảm bảo đủ khẩu phần của hươu theo yêu cầu chăn nuôi, mật độ 1 đầu hươu cần có 1 – 1,5 ha.
Chọn giống hươu
Chọn hươu giống dựa vào lý lịch: Tốt nhất là chọn những con có lý lịch rõ ràng, thường có ở các trại giống lớn có sự quản lý giống chặt chẽ, chọn những con không bị cận huyết. Chọn những con có nguồn gốc ông bà, bố mẹ khoẻ mạnh ít bị bệnh tật, các đặc tính sinh sản tốt, có năng suất nhung cao (tốt nhất một lần cho nhung phải đạt từ 0,8kg trở lên) có trọng lượng sơ sinh đạt từ 3.7-4.5 kg trở lên. Tính di truyền của bố mẹ ông bà tương đối ổn định qua nhiều đời, thì con đực hay con cái người nuôi chọn làm giống sẽ có những đặc tính tốt của ông bà. Con bố có năng suất nhung cao, sức khoẻ tốt, đẹp, phối giống tốt, con mẹ sinh sản dễ dàng, cho nhiều sữa, nuôi con tốt, phối giống dễ đậu, tạp ăn.
Chọn hươu giống dựa vào bản thân: Đối với hươu đực: Dựa vào ngoại hình trước hết nhìn tổng thể con vật phải đẹp, khoẻ, cân đối có nhiều đặc điểm của giống đực, trong quá trình xem xét cần đánh giá một số chỉ tiêu.
Đối với hươu cái: Chọn những con nhìn tổng quan đẹp, khoẻ, cân đối hài hoà giữa các bộ phần cơ thể, thể hiện rõ đặc trưng của giống cái, đuôi luôn phe phẩy, mắt sáng nhanh nhẹn, đi sâu xem xét những bộ phận với tiêu chuẩn cần thiết.
Yêu cầu dinh dưỡng và thức ăn
Thức ăn cho hươu sao phải bảo đảm đầy đủ chất bột, chất béo, chất đạm, khoáng, nước và sinh tố. Thức ăn của hươu sao gồm nhiều loại lá, cỏ, củ, quả, … chủ yếu là các lá cỏ non. Hươu sao còn sử dụng cả những thức ăn đã được chế biến như: Cháo ngô, cám, gạo, thức ăn ủ xanh, ủ chua, phơi khô.
Kinh nghiệm thực tế chăn nuôi hươu sao cho thấy: ngoài những thức ăn như lá, cỏ, củ, quả tươi có thể cho hươu ăn trực tiếp, người nuôi còn cần phải chế biến một số loại thức ăn nữa. Việc làm này có tác dụng dự trữ thức ăn, tránh lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vừa có tác dụng làm tăng khẩu vị, hươu ăn ngon miệng, ăn được nhiều, béo khoẻ, cho những cặp nhung to, mập. Có thể dùng thân ngô, cỏ voi, dây lang, cây lạc… phơi khô dự trữ.
Cách cho hươu vận động, tắm nắng, tắm chải
Vận động: Tuỳ thuộc vào hình thức nuôi khác nhau nên cho hươu vận động khác nhau. Hươu là động vật con mang tính hoang dã nên rất thích vận động, chạy, nhảy rất hiếu động nên khi bị bó hẹp trong nuôi nhốt thì rất khó chịu. Chúng ta nên tạo diện tích sân chơi cho hươu bằng cách khoanh vùng rộng bằng rào chắn cao 2 – 2.5m thì khả năng vận động và tắm nắng cuả hươu được tốt hơn và thích nghi với điều kiện sinh lý của nó hơn, ít gây ra các hiện tượng ức chế, con vật thoải mái hơn, góp phần tiêu hoá, trao đổi chất được tốt hơn. Nếu không có điều kiện thì cần phải thiết kế mái che có lắp tấm kính có độ rộng 40X50cm cho nắng rọi vào 1giờ/ngày. Có thể thiết kế chồng cho nắng xuyên vào chuồng 7-8 giờ/ngày.
Tắm chải: Thứ tự tắm chải từ đầu đến mông, từ trên xuống dưới, mỗi lần chỉ cần 5- 10 phút. Trước khi tám chải phải tập làm quen với con vật để tạo cho nó có phản xạ có điều kiện. Trong quá trình tắm chải chú ý phát hiện một số ký sinh trùng nư ve, ghẽ, lỡ, loét…Nếu có hãy dùng các biện pháp sau đối với ve, ghẽ…