1. Đặc điểm hình thái cây cóc thái giống
Cây cóc thái là loại thân gỗ.
Lá kép, mọc ở đầu cành, có 7 – 12 cặp lá chét có răng cưa, giòn, vị chua.
Hoa nhỏ, trắng, mọc thành chùm lớn.
Quả hạch màu xanh, to bằng quả trứng vịt; thịt quả chín màu vàng nhạt, giòn, hơi chua; nhân quả to có nhiều gai mềm.
Mùa quả tháng 6 – 12.
Được trồng nhiều ở Miền Nam Việt Nam.
2. Kỹ thuật rồng và chăm sóc cóc thái
* Thời vụ trồng
Cóc được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mù a mưa.
Tuy nhiên, nếu trồng với lượng ít ta có thể trồng vào nhiều thời vụ khác nhau, miễn là phải tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm và sau khi trồng phải cung cấp đủ nước tưới cho cây .
* Mật độ trồng
Tùy độ màu mỡ của đất mà có thể trồng với khoảng cách 7-9m (hình vuông hay hình nanh sấu), 6,5-7m.
Vùng đất cao có thể trồng thưa hơn vì tuổi thọ lâu, cây cho tán lớn.
Nhìn chung, Cóc thường được khuyến cáo trồng với khoảng cách 9-15m.
* Làm đất, bón lót và trồng cây
Khi đào hố, lớp đất mặt được để riêng một bên, bón lót mỗi hố 50 kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 1,5 – 2 kg super lân.
Trộn đều phân với lớp đất mặt, cho xuống 3/4 hố. Sau đó lấp đầy hố bằng lớp đất phía dưới, để giúp cho rễ cây phát riển thuận lợi ở giai đoạn đầu, cải thiện độ phì của lớp đất đáy hố tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát riển tốt.
* Chăm sóc sau trồng
Thời kỳ cây giống còn nhỏ, được 1-3 năm tuổi, cây sinh trưởng mạnh hầu như quanh năm để hoàn thiện bộ khung tán.
Chính vì vậy, việc cung cấp đủ phân, đủ nước, diệt rừ cỏ dại thường xuyên để tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng là rất cần thiết.
– Tưới nước: Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát riển.
Đặc biệt rong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3 -4 ngày/lần.
Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc , dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc .
– Làm cỏ: Làm cỏ cần tiến hành thường xuyên , tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau, phơi khô cỏ sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.
* Bón phân
– Giai đoạn cây tơ: Hàng năm nên bón từ 20-40g phân NPK 16-16-8 và khoảng 20g phân urê/cây, chia ra làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa .
Ngoài ra, nên bón bổ sung từ 1-3 kg phân KOMIX chuyên dùng cho cây ăn trái để bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cây Cóc Thái phát riển ổn định.
– Giai đoạn cây trưởng thành: Bón tối thiểu từ 2-5kg/cây loại phân NPK 16-16-8 và từ 3-4kg phân KOMIX, chia đều 2 lần bón vào đầu mù a mưa và vào tháng 9-10 dương lịch.
Sau những năm trúng mùa cần tăng lượng phân bón để hồi sức cho cây.
* Phòng trừ sâu bệnh
– Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả.
Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 1lần/tuần, sau đó 1lần/tháng.
– Bệnh phấn trắng: Xâm nhiễm và gây hại lá, hoa, quả đặc biệt là hoa và chùm hoa.Dùng Rhidomila MZ 72WP, Anvil 5SC.
– Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp, dùng: Basa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng.
– Bệnh cháy lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá.
Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L.
– Sâu đục thân, cành: Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những lo ại
thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.
– Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm Cóc Thái kém phát riển.
Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau.
Dùng Basa 50 EC, Trebon 2,5 EC, …
– Ruồi đục quả: Ruồi đục vào quả lúc vỏ quả già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu non ăn thịt quả gây thối, rụng quả.
Dùng Sherpa 25 EC, Lục Sơn 0,26 DD, Padan 95 SP.
3. Thu hoạch, sơ chế cóc thái
Khi quả già, vỏ quả căng mịn thì thu hoạch.
Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo.
Quả thu hái về cần phân loại.
Nếu vận chuyển đi xa thì đóng vào sọt hoặc thùng.