Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ pha cát, chủ động tưới tiêu nước và có độ pH từ 5,5 – 6,5.
Thời vụ, kỹ thuật
Củ khoai tây thuộc nhóm rau củ sạch có nhiều chất dinh dưỡng như Protein, tinh bột, canxi, hydratcacbon, chất béo, khoáng chất và các vitamin B1, B2, B3, B6…
Cây khoai tây thích hợp trên nhiều vùng sinh thái như Đà Lạt (Lâm Đồng), Bắc Trung bộ, đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc. Với điều kiện thâm canh đúng kỹ thuật và thời tiết thuận lợi khoai tây có thể đạt năng suất từ 25 – 30 tấn củ/ha.
Giống, thời vụ trồng: Bộ giống khoai tây trong SX khá phong phú. Tuy nhiên giống tốt phải được đảm bảo tiêu chuẩn kiểm định và được bảo quản qua hệ thống kho lạnh, trẻ hóa sinh lý, đảm bảo mỗi củ có từ 2 – 4 mầm, mầm có độ dài 0,2 – 0,3cm, vỏ củ còn căng, mầm khỏe, trồng những củ giống trẻ cây mọc nhanh phát triển tốt, các giống khoai tây được trồng hiện nay như Solara (Đức) Eđen (úc), Atlantic (Mỹ), Diamant (Hà Lan), KT3…
Thời vụ trồng vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ thường có 3 vụ: Vụ sớm ở trung du trồng đầu tháng 10, thu hoạch tháng 12, vụ chính toàn vùng trồng vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, thu hoạch tháng 1, đầu tháng 2 năm sau, vụ xuân trồng ở vùng ĐBSH đầu tháng 12, thu hoạch đầu tháng 3 năm sau (chủ yếu nhân giống).
Vùng núi phía Bắc trồng đầu tháng 10, thu hoạch đầu tháng 1. Vùng Bắc Trung bộ trồng đầu tháng 11, thu hoạch cuối tháng 1, vùng Đà Lạt vụ thu đông trồng tháng 10, thu hoạch tháng 12 và vụ xuân trồng tháng 2 – 3, thu hoạch tháng 5 – 6.
– Làm đất và lên luống:
Đối với đất lúa cần điều chỉnh thoát nước để ruộng khô vừa phải thuận tiện cho gặt lúa đồng thời dễ dàng làm đất, đảm bảo độ ẩm cho cây khoai tây mọc nhanh hạn chế sâu xám và bệnh lở cổ rễ ở giai đoạn mọc cây.
Tiến hành cày bừa làm nhỏ đất kết hợp thu gom rơm, rác và gốc rạ để hạn chế sâu bệnh truyền sang khoai, đất nhỏ tơi và thích hợp, đất cục quá to sẽ làm cho củ phát triển méo mó, đất quá nhỏ quá mịn cũng không phù hợp vì khi tưới đất bị bí dí.
Sau khi làm đất tiến hành lên luống trồng 1 hàng hoặc 2 hàng tùy theo tập quán của địa phương. Nếu trồng 1 hàng thì mặt luống rộng 0,7 – 0,8m, nếu trồng 2 hàng thì mặt luống rộng 1,4m, lên luống và rạch hàng trồng.
Nhu cầu dinh dưỡng
Khoai tây là cây trồng cho sinh khối lớn, đồng thời cũng đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ mới cho năng suất cao và phẩm chất tốt. Để có được bình quân 25 tấn củ/ha, khoai tây đã lấy đi từ đất lượng các yếu tố dinh dưỡng như sau: 130 kg N (tương đương 280 kg urê), 60 kg P2O5 (tương đương 400 kg lân Văn Điển), 114 kg K2O (tương đương 180 kg Kali Clorua), 20 kg SiO2, 9 kg MgO, 60 kg CaO, 15 kg S, 0,11 kg sắt, 0,6 kg Bo, 0,13 kg Zn, 0,04 kg Cu và 0,03 kg Mo.
Như vậy khoai tây không những cần các yếu tố dinh dưỡng đa lượng (NPK) mà còn rất cần các yếu tố dinh dưỡng trung lượng như vôi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2) và lưu huỳnh (S) cùng các yếu tố dinh dưỡng vi lượng. Do đặc điểm đất trồng khoai tây đã qua canh tác lúa nên hầu hết đất bị chua và nghèo các chất dinh dưỡng trung lượng và vi lượng mà cần phải bổ sung bằng con đường phân bón.
Thực tế nhiều nơi do hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng của khoai tây và tính chất đặc điểm các loại phân bón vô cơ còn hạn chế nên bà con nông dân vẫn theo thói quen sử dụng phân đơn hoặc sử dụng phân NPK thông thường.
Khoai tây được chăm bón bằng phân ĐYT NPK Văn Điển thỏa mãn tất cả yếu tố dinh dưỡng nên cây khỏe, sinh trưởng phát triển cân đối, màu lá xanh sáng, bóng, phiến lá dày, tuổi thọ lá kéo dài đến khi thu hoạch, thân mập, ngọn nở, chống đổ ngã tốt, ít bệnh như héo xanh, mốc sương, lở cổ rễ, giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV, năng suất chất lượng cao hơn so với các loại phân khác từ 15 – 20%.
Các loại phân này đều thiếu và không đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng trung lượng, vi lượng làm cho cây khoai tây yếu, sức đề kháng kém, dễ nhiễm các loại sâu bệnh gây hại thân, lá phát triển mất cân đối, lá mỏng, mềm dẫn tới dễ đổ ngã khi gặp mưa dông và tổng hợp chất khô về củ chậm làm cho năng suất, chất lượng củ thấp.
Để khắc phục những hạn chế của phân bón đơn và phân bón NPK thông thường, thì phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển đáp ứng hoàn toàn đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng suốt vụ của cây khoai tây gồm các loại:
Phân bón lót ĐYT NPK 5.10.3 + (16 kg CaO + 18 kg MgO + 15 kg SiO2 + 2 kg S + vi lượng) có hàm lượng dinh dưỡng: N 5%, P2O5 10%, K2O 3%, CaO (vôi) 16%, MgO 18%, SiO2 15%, S 2% cùng các chất vi lượng. Tổng dinh dưỡng đạt 58%, trong đó các các chất trung lượng và vi lượng chiếm trên 40%.
Phân bón thúc ĐYT NPK 12.5.10 + (5 kg CaO + 2 kg MgO + 4 kg SiO2 + 11 kg S + vi lượng) có hàm lượng dinh dưỡng: N 12%, P2O5 5%, K2O 10%, CaO (vôi) 5%, MgO 2%, SiO2 4%, S 11% cùng các chất vi lượng. Tổng dinh dưỡng đạt 49%, trong đó các các chất trung lượng và vi lượng chiếm trên 22%.
Phân bón ĐYT NPK Văn Điển có đầy đủ, cân đối NPK cùng 4 chất dinh dưỡng trung lượng canxi, magie, silic, lưu huỳnh và các chất vi lượng đã được sử dụng rộng rãi trong SX khoai tây mang lại hiệu quả kinh tế cao.(xem bảng)
Thời kỳ bón |
Loại phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển |
Lượng bón (kg/sào360m2) |
Bón lót |
+ Phân chuồng hoai mục + ĐYT-NPK 5.10.3 + (16CaO + 18MgO + 15SiO2 + 2S + VL) |
5-6 tạ 25 kg |
Thúc đợt 1 (Sau trồng cây mọc cao 15-20cm) |
+ ĐYT-NPK 12.5.10 + (5CaO + 2MgO + 4SiO2 + 11S + VL) |
13-15 kg |
Thúc đợt 2 (Sau thúc đợt 1: 15-20 ngày) |
+ ĐYT-NPK 12.5.10 + (5CaO + 2MgO + 4SiO2 + 11S + VL) |
13-15 kg |
Mật độ, cách trồng và chăm sóc: Sử dụng cỡ củ giống từ 25 – 40 củ/kg tương đương với đường kính củ 25 – 40cm quy ra 50 – 60 kg/sào là phù hợp, sau khi rạch hàng tiến hành bón lót toàn bộ phân hữu cơ hoai mục và phân NPK 5.10.3 Văn Điển vào rạch rồi phủ lớp đất mỏng. Sau đó đặt củ giống, khoảng cách củ x củ 25 – 30cm.
Sau này mỗi khóm sẽ mọc 3 – 4 thân đảm bảo trên 20 thân/m2. Khi đặt củ giống tránh đặt trực tiếp vào phân. Sau đó lấy đất phủ lên củ giống từ 3 – 5cm và vét đất ở rãnh lên luống.
Sau trồng khi cây khoai mọc cao 15 – 20 cm thì tiến hành xới nhẹ, rải phân thúc đợt 1 loại NPK 12.5.10 Văn Điển với lượng từ 13 – 15 kg/sào vào mép luống hoặc giữa 2 khóm khoai rồi vun luống phủ kín phân, tuyệt đối không bón phân trực tiếp vào gốc cây, nếu đất khô thì tiến hành tưới.
Với đất cát pha cho nước vào rãnh ngập 1/2 luống, mỗi lần chỉ nên cho vào 3 – 4 rãnh, khi đủ nước thì cho tiếp nước vào 3 – 4 rãnh khác, lấp đầu rãnh cũ, tháo đầu rãnh mới như vậy nước sẽ thấm đều vào rãnh.
Với đất thịt nhẹ cho nước vào rãnh ngập 1/3 luống và bơm nước cùng một lúc vì đất thịt thấm nước chậm hơn. Sau tưới nước lần 1 khoảng 2 – 3 tuần nếu đất khô thì tưới lần 2 cách tưới cũng tương tự như tưới lần 1.
Trước khi tưới nước lần 2 thì tiến hành bón phân thúc đợt 2 (sau thúc đợt 1 từ 15 – 20 ngày). Sử dụng phân bón NPK 12.5.10 Văn Điển với lượng bón 13 – 15 kg/sào, rải phân vào mép luống hoặc giữa 2 khóm khoai sau đó vét hết đất ở rãnh, vun thật cao luống phòng khi ruộng bị úng nước. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật địa phương.