Trong một nghiên cứu mới, Hansa Xong (nghiên cứu sinh) và Rolf Halden (Tiến sĩ kiêm nhà nghiên cứu tại Viện sinh học bang Arizona) đã nghiên cứu việc sử dụng kháng sinh đối với quy trình nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Họ đã tiến hành bằng cách kiểm tra lượng thuốc kháng sinh tồn dư trong tôm, cá hồi, cá da trơn, cá rô phi và đã thu được kết quả là có 5 trong số 47 loại kháng sinh tồn dư trong các loài này. 5 loại kháng sinh đo lần lượt là oxytetracycline trong tôm, cá rô phi và cá hồi; epioxytetracycline trong cá hồi, sulfadimethoxine trong tôm, ormetoprim trong cá hồi và virginiamycin trong cá hồi.
Rolf Halden cho biết mục đích của việc sử dụng kháng sinh là ngăn chặn và xử lý các mầm gây bệnh cho thủy, hải sản để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng của toàn nhân loại. Theo báo cáo năm 2013, con người đã tiêu thụ khoảng 83 triệu tấn thủy, hải sản, gần như tăng gấp ba lần kể từ năm 1993.
Tồn dư chất kháng sinh trong thuỷ sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Rolf Halden nói rằng cuộc sống của toàn nhân loại đang bị đe dọa khi mà họ đang không ngừng sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Rolf Halden giải thích điều này là bởi vì việc sử dụng thuốc kháng sinh có nguy cơ dẫn đến sự phát triển của các loại vi khuẩn có thể kháng cự lại sự ảnh hưởng của thuốc cũng như làm biến đổi gen của các thủy sản.
Theo một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho biết kháng sinh được tìm thấy trong các loài thủy, hải sản có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước do một lượng lớn các chất thải của cá có chứa các tác nhân gây bệnh và các loại gen kháng thuốc gây ra. Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của các nhân viên làm việc tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản. Do đó, các nhà khoa học đã khuyến cáo các cơ sở nuôi trồng thủy, hải sản hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh và nên có các biện pháp an toàn hơn để ngăn chặn các mầm bệnh cho cá.
Tags: khang sinh trong thuy san, nuoi trong thuy san, khang sinh, thuoc thuy san, benh thuy san