Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Hướng dẫn xử lý nước ao nuôi tôm khi độ pH cao

Trong nuôi trồng thủy sản, pH thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố lý, hóa, sinh của môi trường và sức khỏe của thủy sản. Vậy cách xử lý có độ pH cao hoặc thấp như thế nào cho hiệu quả nhất?

Độ pH thích hợp trong ao hồ là pH= 7,2 – 8,8, tốt nhất là trong khoảng từ 7,8 – 8,5. Nếu pH biến động lớn có thể làm tôm, cá bị sốc, yếu và thậm chí là bỏ ăn. Nếu độ pH cao hay thấp kéo dài sẽ khiến tôm còi cọc, sức đề kháng yếu và dễ bị nhiễm bệnh.

Một số cách xử lý nước có độ pH cao hoặc thấp

1/ Xử lý đáy ao nuôi

Sử dụng vôi sống hoặc vôi tôi là một trong những cách phổ biến giúp bà con điều chỉnh độ pH về mức ổn định.

– pH> 6 bón 300 – 600 kg/ha

– pH < 5 bón 1.500 – 2.000 kg/ha

2/ Xử lý nước trong ao nuôi

– Khi mà độ pH tăng cao > 8,3 vào buổi sáng, có thể dùng đường cát với liều lượng 0,3kg/1.000 metrs vuông hoặc dùng chế phẩm sinh học phù hợp để kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật phân hủy, hoạt động phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao của chúng sẽ sản sinh CO2 và làm giảm pH trong nước ao.

– Trường hợp pH tăng cao đột ngột > 9,0 vào những buổi chiều nắng to, có thể sử dụng Fomol phun xuống ao với liều lượng 3 – 4ml/m3 nước ao.

Lưu ý: Để đảm bảo độ pH luôn ở mức ổn định quý bà con nên thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi.

Hy vọng với cách xử lý nước có độ pH trên đây sẽ giúp quý bà con chủ động điều chỉnh một cách an toàn và hiệu quả nhất