4. Sinh Trưởng
Bào ngư sinh trưởng tương đối chậm, bào ngư Vành tai (Haliotis asinina) đạt 3,5cm sau 6 tháng, 55cm trong 1 năm và 7,5 cm trong 3 năm.
Bào ngư Nhật (H.
discus) đạt 3 cm trong năm đầu, 5,5 cm, 7,5 cm và 9,5 cm cho năm thứ 2, 3 và măm thứ 4.
Bào ngư sinh trưởng đều, không thay đổi tỉ lệ hình học theo thời gian (b=3).
Các yếu tố di truyền, môi trường, thức ăn… ảnh hưởng đến sinh trưởng của bào ngư.
5. Sinh sản.
Bào ngư phân tính đực, cái riêng biệt và chúng ta có thể phân biệt dựa vào màu sắc của chúng trong mùa sinh sản.
Con cái thường có màu xanh đen, con đực có màu vàng.
Trứng của Bào ngư thụ tinh ngoài, cho nên tỉ lệ thụ tinh rất thấp.
Tuy nhiên Bào ngư cũng có một tập tính sinh sản đặc biệt nhằm làm tăng tối đa khả năng gặp nhau giữa tinh trùng và trứng.
Khi sinh sản chúng thường tập trung thành từng đàn trên trong một nơi với mật độ cao, như vậy đảm bảo trứng có cơ hội thụ tinh cao.
Trong tự nhiên Bào ngư thường thành thục sinh dục ở một thời điểm nhất định trong năm.
Thí dụ ở Australia loài Bào ngư Haliotis rupa (blacklip abalone) thành thục vào cuối mùa hè đầu mùa thu, thời gian còn lại trong năm thì không thành thục.
Ở Việt nam Bào ngư thường thành thục từ tháng 4-8.
Bào ngư khoảng 2 tuổi có thể thành thục tham gia sinh sản lần đầu.
Bào ngư thường đẻ vào lúc chiều tối và rạng sáng, con đực thường phóng tinh trước sau đó con cái mới đẻ trứng.
Sản phẩm sinh dục cũng có vai trò kích thích các cá thể khác trong quần thể sinh sản.
Tế bào trứng có đường kính khoảng 150-180mm (H.asinina), trứng chưa chín khi đẻ ra sẽ không có màng tế bào hay màng keo (không thụ tinh).
Tinh trùng có đầu hình lưỡi mác, đuôi dài 8-50 mm và có khả năng thụ tinh trong 2 giờ sai khi được phóng thích ra môi trường nước, trứng bắt dầu phân cắt 10 phút sau thụ tinh.
Trứng bào ngư phân cắt hoàn toàn không đều theo kiểu xoắn ốc.