EMS là bệnh vi khuẩn trên tôm có đặc điểm là dạ dày rỗng, gan tụy nhợt nhạt và ruột giữa rỗng, nhanh chóng làm chết tôm hàng loạt.
Tỷ lệ chết hàng loạt do bệnh cũng đã dẫn đến giảm sản lượng tôm toàn cầu. Sản lượng sụt giảm năm 2013, thấp hơn 15% năm 2011. Khi ngành tôm thực sự kỳ vọng mức tăng trưởng 5%, gần như 23% dưới mức kỳ vọng của thị trường thì theo các nhà phân tích cho rằng mức thiệt hại tại trang trại là $ 5 tỉ.
Bệnh EMS lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc vào năm 2009, trước khi lây lan sang Việt Nam năm 2010, Malaysia và Bắc Borneo năm 2011 và Thái Lan năm 2012. Năm 2013, EMS đã được báo cáo lần đầu tiên bên ngoài châu Á, xuất hiện ở Mexico – do nhập khẩu tôm sống nhiễm bệnh từ châu Á và đến cuối năm 2013, EMS cũng có thể đã xuất hiện ở Ấn Độ, nhưng việc lấy mẫu cho đến nay chỉ cho thấy sự hiện diện của virút đốm trắng.
Nghiên cứu ban đầu về EMS đã xác định nhiều nguyên nhân khác nhau có thể, trong đó có tác nhân lây nhiễm, tảo độc và các chất độc hại, nhưng các nghiên cứu về mọi nguyên nhân này đều không gây ra EMS.
Tuy nhiên, hè năm 2012, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Nuôi trồng Thủy sản có trách nhiệm đã phát động một cuộc điều tra về các dịch bệnh cùng với sự tham gia của George Chamberlin, Donald Lightner, Lê Văn Khoa, Nguyễn Văn Hảo, Hoàng Tùng và Trần Hữu Lộc bắt đầu nghiên cứu để xác định bất kỳ chủ đề phổ biến nào.
Do các nghiên cứu ban đầu chứng minh không cho kết quả cuối cùng, chỉ đến khi Tiến sĩ Lộc nghiên cứu sự lây nhiễm ở mô tươi thì vi khuẩn gây bệnh EMS đã được nhận thấy có lây lan và gây ra bởi một tác nhân vi khuẩn trong dạ dày.
Nghiên cứu tiếp thêm của Tiến sĩ Lightner đã xác định tác nhân vi khuẩn là một chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolitycus (VP). Ngay khi biết được tác nhân vi khuẩn, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Lightner đã phát triển bộ xét nghiệm chẩn đoán PCR dự kiến sẽ sớm có trên thị trường.
Chuyển tiếp tìm kiếm nguyên nhân khởi phát bệnh cần xem xét những kinh nghiệm thực tế của các trang trại Agrobest tại Malaysia.
Nghiên cứu cho thấy một lô hậu ấu trùng/tôm post nhiễm khuẩn đã được phát hiện làm phát bệnh EMS vào trang trại và sự bùng phát bệnh cũng liên quan đến pH cao trong nước, do tảo nở hoa. Tác nhân gây bệnh EMS phát triển bình thường trong khoảng pH 7 – 9,5.
Nhờ thực hành nuôi trồng và kiểm soát xử lý nước tốt nên sản xuất tại trang trại đã phục hồi nhẹ. Tuy nhiên, rõ ràng không có giải đáp đơn giản hoặc cách thức rõ ràng để ngăn ngừa EMS.
Hiểu biết nguyên nhân khởi phát bệnh
Bởi không có nguyên nhân khởi phát hoặc lời giải đơn giản để phòng ngừa EMS nên các kinh nghiệm của nhiều trang trại đã nhấn mạnh rất nhiều nguyên nhân có thể, cũng như chỉ là do pH.
Những thay đổi về nhiệt độ có thể là nguyên nhân khởi phát, bởi vi khuẩn gây ra EMS phát triển mạnh khi nhiệt độ tăng.
Các chất dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng; nhiều loại phân bón cho ao kích thích sự phát triển của mầm bệnh EMS.
Các ao có độ mặn dưới 5ppt không có khả năng bị EMS, nhưng khi độ mặn tăng sẽ có khả năng xuất hiện EMS.
Tập đoàn Charoen Pokphand Foods (CPF) cũng đã triển khai nhiều nghiên cứu tìm hiểu về EMS. Quan sát của công ty cho thấy như sau:
• mầm bệnh VP phát triển rất nhanh
• Nó là tác nhân xâm chiếm (và thường tập hợp lại ở đáy ao)
• Nó sinh ra một loại độc tố mạnh
Robins McIntosh – CPF đã mô tả EMS là kẻ hủy diệt hoàn hảo bởi tác nhân gây bệnh chờ đến khi đạt mật độ 106 trong dạ dày trước khi tất cả cùng giải phóng độc tố thành một khối thống nhất, tiết ra một liều độc tố gây chết.
Thực hành tốt nhất để tránh EMS
Cùng với việc giải quyết các nguyên nhân khởi phát EMS thông qua quản lý ao nuôi tốt thì cũng có các quy trình thực hành khác có thể giúp ngăn ngừa EMS.
Kinh nghiệm của Agrobest nhận thấy tôm sú (p. Monodon) không bị nhiễm EMS, mặc dù cùng chung một ao. Sự chuyển đổi sang sản xuất tôm sú do đó có thể là một giải pháp theo như Tiến sĩ Chamberlin, nhưng tôm sú giống từ các nguồn sạch bệnh không có sẵn. Do vậy cần thiết có các nguồn sạch bệnh đáng tin cậy hơn.
Sử dụng các lồng trong ao tôm cũng có thể hữu dụng, vì nó ngăn cản tôm tiếp xúc với đáy ao – nơi có nguy cơ gây EMS cao nhất do tác nhân gây bệnh tập hợp ở đáy ao và trong động vật rêu Bryozoans.
Tương tự như vậy, thả tôm post/tôm giống trong các lồng và sau đó chỉ thả vào ao khi đạt ba tuần tuổi có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Đó là do tập tính ăn khác biệt của tôm lớn khiến ít mắc bệnh.
Áp dụng các hệ thống nuôi ghép, biofloc và thâm canh đều chứng minh thành công đối với nhiều người nuôi trong điều kiện điều chỉnh toàn bộ hệ thống nuôi trồng để kháng bệnh cao hơn.
Tương tự cách áp dụng để tránh bệnh đốm trắng, nuôi cá rô phi trong ao tôm giúp kích thích mức độ tảo nhất định, giảm bớt thuận lợi cho EMS.
Mặt khác, biofloc hỗ trợ quá trình đa dạng nhóm vi khuẩn trong ao nuôi, giúp bảo vệ chống lại EMS thông qua quá trình cạnh tranh. Tuy nhiên, không rõ phải cần tới mức nào để phòng vệ.
Các ao thâm canh nhỏ ở Trung Quốc cũng đã tỏ ra hiệu quả vì dễ dàng loại bỏ bùn từ đáy ao và có thể dễ dàng quản lý độ mặn. Hệ thống này đã chứng minh năng suất cao, ngay cả do EMS, ông Chamberlin cho biết.
Về lâu dài việc lai giống chống chịu EMS có thể giúp người nuôi tránh được bệnh, qua đó các gia hệ nào cho thấy sức đề kháng mạnh nhất với bệnh sẽ được lựa chọn.
Nhìn vào hoạt động kiểm soát EMS trên quy mô lớn hơn, bệnh này thường được phát hiện ở vùng nước lợ giữa các khu vực nước biển và nước ngọt. Vì vậy, cần quản lý toàn bộ vùng tốt để ngăn ngừa bệnh này không bị lây lan từ ao này sang ao khác khi chia chung nguồn nước.
EMS trong tương lai
Nhìn chung, rõ ràng cần nhiều giải pháp quản lý liên quan đến quản lý lai giống, sản xuất giống, thức ăn và ao nuôi. Để ngăn ngừa lây lan, cần thận trọng khi nhập khẩu tôm sống từ các nước bị ảnh hưởng. Indonesia là một ví dụ tốt về việc này, dù nằm gần các nước bị nhiễm nhưng được cho là đã tránh được bệnh nhờ quản lý rất nghiêm ngặt trong việc nhập khẩu động vật sống.
Trong khi điều tra nghiên cứu về EMS vẫn tiếp tục, Tiến sĩ Lightner cho biết các nghiên cứu hiện nay đang điều tra độc tố này là gì và khả năng là sẽ tìm được cách chữa trị.
Tags: hoi chung tom chet som, nuoi tom, nuoi trong thuy san, dich benh tom