Các thông số môi trường được biết đến như độ PH (độ phèn), nhiệt độ, hàm lượng oxy, độ cứng, độ kềm…trong đó thông số độ phèn và sự biến động liên tục của thông số này, trực tiếp gây ra những đợt tress cho vật nuôi thủy sản. Ảnh hưởng rõ nét nhất là khi độ phèn tăng cao, làm nồng độ NH3 (khí Amoniac) trong nước tăng cao, trực tiếp gây độc cho tôm cá nuôi. Khi độ phèn thấp, làm hàm lượng H2S (khí sulfuahydro) trong ao nuôi tăng cao, trực tiếp gây độc cho vật nuôi thủy sản.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề cập đến hiện tượng PH thấp, những nguyên nhân, ảnh hưởng của hiện tượng này, và một số giải pháp khắc phục. Độ phèn, hiểu rộng rãi hơn là biểu thị hàm lượng ion H+ (độ acid) trong môi trường nước ao nuôi thủy sản, mức độ biểu thị dao động từ 0-14, trong đó ở mức độ phèn bằng 7 được gọi là trung tính, đa số các loài thủy sản đều sống và phát triển tốt ở nguồn nước có PH= 7 (trung tính). Nồng độ H+ biến thiên trong ao nuôi hình thành từ một số nguyên do: sự thủy phân Fe3+ và Al3+, từ quá trình oxy hóa hợp chất Fe (sắt), và S (lưu huỳnh), từ quá trình phân hủy hữu cơ trong ao do dư thừa chất dinh dưỡng, từ quá trình hô hấp của vi sinh vật…
Nói cách khác, nguyên do PH thấp trong ao nuôi thủy sản vì hàm lượng H+ sinh ra quá nhiều, liên tục, với nồng độ tăng dần theo mức độ ô nhiễm của ao nuôi, theo sự phát triển, gia tăng mật độ nhanh của tảo. Khi PH thấp, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin (tế bào hồng cầu trong cơ thể vật nuôi thủy sản), các bộ phận trên cơ thể vật nuôi thủy sản như mang, da tiết ra nhiều nhớt, chất nhầy. Khi PH thấp, mang có hiện tượng sưng tấy, khả năng đề kháng trước bệnh tật của vật nuôi thủy sản trong ao giảm rõ rệt, khi đó nồng độ H2S sẽ tăng, độc và nguy hiểm hơn so với khi PH cao.
Như vậy, để giải quyết vấn đề nguồn nước có PH thấp trong nuôi thủy sản, có nhiều giải pháp khác nhau. Trước tiên, những ao thuộc vùng phèn không nên phơi ao quá khô dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài giải pháp bón vôi và phơi ao, làm tăng độ thông thoáng, khoáng hóa lớp bùn đáy ao, có thể bón thêm phân. Trước khi lấy nước vào ao nuôi, dùng phân chuồng hoai, bón nơi đáy ao. Lượng phân chuồng dùng từ 25-30kg/100m2 đáy ao. Hoặc có thể dùng chế phẩm sinh học để cải thiện, nâng nồng độ PH ao nuôi lên.
Cung cấp chế phẩm sinh học nhằm kích thích vi sinh vật có lợi phát triển gia tăng số lượng, chủng loại. Hạn chế tối đa tác hại do các vi sinh vật gây hại, các khí độc được tạo ra từ quá trình phân hủy hữu cơ. Phân giải thức ăn, chất hữu cơ tích tụ đáy ao nuôi. Mục đích trực tiếp của chế phẩm sinh học nhằm duy trì chất lượng nước, đáy ao, nguồn nước ao nuôi được sạch hơn (chất lượng nước ao nuôi thủy sản phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn phân hủy, nhiệt độ, môi trường nước).
Mục đích gián tiếp của chế phẩm sinh học nhằm hạn chế tác động của bệnh đốm trắng, đầu vàng đối với nghề nuôi tôm sú, giảm nhu cầu thay nước ao nuôi, ổn định và duy trì sự phát triển của tảo, tăng sự phát triển phiêu sinh động, giảm thiểu sự biến động PH, ổn định chất lượng nước, giúp tôm cá khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh. Các loại chế phẩm hiện nay trên thị trường tương đối nhiều, tuy nhiên nên chọn loại chế phẩm sinh học có nguồn gốc là các vi sinh vật sống, được làm từ các chủng như Nitrobacteria, Nitrosomonas, Bacillus…hoặc chọn một số thương hiệu nổi tiếng BRF2-aquakit, EM,…
Ngoài ra có thể dùng các hạt trao đổi Ion để nâng PH lên, tuy nhiên trong ao nuôi tôm, do diện tích quá lớn, nếu dùng loại này, chi phí rất lớn, đội giá thành sản xuất lên cao, mô hình nuôi sẽ không thu được kết quả tốt về mặt kinh tế.
Tags: hien tuong ph thap, ao nuoi tom, tao oxy ao tom, nuoi trong thuy san