Lợi thế của ghép chồi là trái ra nhiều đợt nhờ mỗi cành có nhiều chồi non, già. Như vậy, cây điều sẽ ra bông và trái nhiều đợt, mùa điều kéo dài hơn nên năng suất, sản lượng tăng theo.
Áp dụng hình thức ghép chồi trên các thân cây điều già để tăng năng suất. Ảnh minh họa
Theo tin tức từ báo Dân Việt, bằng việc áp dụng kỹ thuật ghép chồi trên các thân cây điều già, người trồng điều ở Bình Phước đã rất thành công trong việc “trẻ hóa” vườn điều của mình, mà không cần phải chặt bỏ cây điều già cỗi để trồng lại. Ông Vũ Đắc Bộ – Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) đầu tư, liên kết sản xuất nông sản bền vững Bình Phước cho biết, từ nhiều năm qua các hội viên trong HTX đã áp dụng hình thức ghép chồi trên các thân cây điều già để trẻ hóa vườn điều.
Là một trong những hộ đầu tiên thực hiện cách ghép chồi trên cây điều, ông Hoàng Trọng Thanh (thôn Thanh Long, xã Long Hà) cho biết vườn điều nhà ông gần 20 năm tuổi nên đã già cỗi. Những năm trước, ông mạnh dạn thí điểm ghép chồi trên 8 sào điều. Cây giống để ghép được chọn từ các cây điều trong vườn cho hạt to, khỏe mạnh, năng suất cao, ít sâu bệnh. Sau khi mang ghép thì sau một năm đã ra trái bói, qua năm sau đã cho thu hoạch với năng suất cao vượt trội so với vườn điều cũ. Ông Thanh cho hay: “Trong năm đầu mới ghép chồi thì vườn điều cần được chăm sóc kỹ, bón phân và xịt thuốc sâu đầy đủ để cây khỏe mạnh”.
Theo kinh nghiệm của các hộ dân, thực hiện theo cách ghép chồi trên thân cây già cần tập trung chăm sóc tốt trong thời gian đầu. Trong đó, chú ý bón phân đầy đủ, tập trung bón vào mùa mưa và xịt thuốc khoảng 4 lần/năm. Chi phí để “trẻ hóa” vườn điều chỉ vào khoảng từ 8 – 10 triệu đồng/ha.
Theo cách làm này người dân có thể cải tạo các vườn điều già cho năng suất thấp theo từng năm để có vườn điều mới mà không cần phải trồng mới, không để bị gián đoạn trong việc thu hoạch điều. Trong khi đó, các cây điều được ghép mang lại sức sống mạnh và năng suất vượt trội so với vườn cũ.
Bên cạnh đó, ngoài năng suất tăng gấp 2-3 lần, vườn điều đã được “trẻ hóa” có hạt to hơn nhờ kế thừa gen của cây mẹ đầu dòng, trung bình 130 hạt/kg, tỷ lệ thu hồi nhân đạt 30-33% (trong khi thu hồi đạt trên 28% là đủ tiêu chuẩn xuất khẩu). Nhờ vậy, giá bán điều tươi của những vườn điều đã được trẻ hóa ở thôn 10 cao hơn 2.000-2.500 đồng/kg so với giá thị trường chung.
Khách hàng là các xưởng chế biến điều thân quen ở thị xã Phước Long và xã Long Hà đặt hàng mua trực tiếp. Ngày 8-4, giá điều thô ở Bình Phước giảm từ 27.500 đồng/kg xuống còn 25.500 đồng/kg nhưng điều của gia đình ông Thanh, ông Thủy và các hộ khác ở thôn 10 vẫn bán được giá từ 27.500-28.000 đồng/kg.
Ông Hoàng Trọng Thanh ở thôn 10, xã Long Hà (Bù Gia Mập) chia sẻ: Khi ghép cải tạo vườn điều cần chọn những cây có trái chùm, hạt to và chắc, vỏ mỏng làm cây đầu dòng để cắt cành. Ghép vào những cây ít hạt, hạt nhỏ và trồng với mật độ dày trong vườn bị giao tán để giúp vườn điều thông thoáng quang hợp tốt, nhờ cành đã cưa bớt để ghép chồi.
Một cây điều ghép cải tạo trong vòng từ 3-4 mùa vụ. Khi ghép phải chăm sóc đúng kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đặc biệt là sâu đục thân. Bón phân phù hợp, đúng liều lượng, thời điểm để cây điều đủ sức nuôi nhánh, ra bông đậu trái và nuôi dưỡng những cành ghép mới.Mập), báo Bình Phước đưa tin.