Hội chứng đốm trắng vẫn là một trong những bệnh nghiêm trọng nhất đối với người nuôi tôm ở Châu Á và Nam Mỹ mà không có cách nào hữu hiệu để chống lại nó. Tuy nhiên, các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra dấu hiệu trong gen có thể xác định làm thế nào tôm sú chống lại căn bệnh này và hiện giờ đang có kế hoạch để tìm kiếm các gen tương tự trong tôm thẻ chân trắng- một phát hiện có thể làm giảm đáng kể các vấn đề gây ra bởi bệnh này trong ngành công nghiệp nuôi tôm quốc tế.
Dẫn việc: Nicholas Robinson từ Australia, nhà khoa học cao cấp tại Nofima, đang dẫn đầu trong công cuộc tìm kiếm gen liên quan đến bệnh trên tôm nuôi. Ảnh: Nofima
Nofima – loại vi khuẩn gây ra bệnh đốm trắng (WSSV) có khả năng giết chết tất cả tôm trong ao hồ trong vòng 10 ngày kể từ khi nhiễm khuẩn. Bệnh thỉnh thoảng tàn phá hoàn toàn việc nuôi trồng tôm trong cả khu vực. Hiện tại không có phương pháp điều trị nào có sẵn để ngăn chặn hiểu quả sự bùng phát của dịch bệnh, nhưng nhà khoa học người Ấn và Na Uy đang tìm kiếm một giải pháp phòng ngừa có sẵn trong gen của tôm. Họ đã hợp tác trong việc nghiên cứu các dấu hiệu gen, nằm trong các bộ gen, và giải mã cho các cấp độ miễn dịch của tôm chống lại virus. Nhà khoa học hàng đầu tại Viện nghiên cứu thực phẩm Norwegian Nofima, Nicholas Robinson, tin rằng kết quả sẽ tác động to lớn đến thế hệ tương lai của tôm: “ Hiện tại những dấu hiệu đó đã được tìm thấy trên tôm sú, nó có sẽ được lựa chọn cho khả năng miễn dịch cao hơn đối với bệnh dịch ở thế hệ tiếp theo, bằng cách thực hiện những thứ được gọi “dấu hiệu được lựa chọn giúp đỡ” vào một chương trình nhân giống tiên tiến. Vì thế hệ của tôm ngắn, nên chúng ta có thể mong đợi một hiệu quả rõ ràng trong một vài năm”- ông cho biết.
Những dấu hiệu gen đầu tiên trên tôm
Đây là thử nghiệm rộng rãi đầu tiên trong đó những gen dấu hiệu liên quan đến dịch bệnh đã được tìm thấy trên tôm. Nghiên cứu được thực hiện bởi Nofioma và Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản nước lợ Ấn Độ (CIBA), và được tài trợ bởi hội đồng nghiên cứu Na Uy và Cục công nghệ sinh học Ấn Độ.
Tôm có phải theo con đường toàn giống cái như cá rô phi?
Ngoài việc phát hiện các dấu hiện kháng bệnh ở tôm sú, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy những dấu hiệu xác định giới tính trong gen. Những dấu hiệu gen liên quan đến giới tính có thể hỗ trợ các trại sống sản xuất giống tôm toàn cái để phân phối. Những tôm đực thường nhỏ hơn và phát triển chậm, vì thế việc phát hiện ra các dấu hiệu xác định giới tính có thể cho phép người nuôi trồng thủy sản sản xuất tôm khỏe mạnh và phát triển nhanh chóng hơn.
Để tìm ra các nguồn bệnh, mã di truyền (chuỗi DNA), trong gen của nhiều loại tôm khác nhau được đưa ra phân tích. Sự thay đổi trong chuỗi DNA của gần 4000 gen được so sánh trong các nhóm lớn đã tiếp xúc với bệnh. Các nhà khoa học đang tìm kiếm sự tương quan giữa thời gian sống sót của tôm sau khi bị nhiễm bệnh và mã di truyền trong gen của chúng. Bằng cách này có thể tiết lộ 9 dấu hiệu gen liên quan đến khả năng kháng bệnh. Một số đã có mặt (hoặc gần như có mặt) trong gen được biết như một chức năng liên quan đến khả năng miễn dịch ở cá.
Các nhà khoa học đang lên kế hoạch để kiểm tra xem liệu các gen tương tự ảnh hưởng đến sức đề kháng với bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng. Điều này sẽ được tài trợ bởi cùng một nguồn, và những đối tác mới sẽ tham gia. Tôm thẻ chân trắng cũng được dùng trong việc nuôi trồng thủy sản tại Ấn độ và một vài nước Châu Á. “ Chúng tôi hiện nay đang trong quá trình bắt đầu một dự án trên tôm thẻ chân trắng với cùng một mục tiêu- khám phá các công cụ di truyền có thể giảm bớt dịch bệnh mà phổ biến trong nuôi tôm,”