Tiềm năng lớn
Là tỉnh có mạng lướisông suối với mật độ trung bình 0,5 km/km2, tổng chiều dài là 2.600 km, diệntích mặt nước ngọt trung bình khoảng 10.000 ha; nhiều hồ có diện tích trungbình dưới 10 ha, một số hồ có diện tích trên 100 ha như: Hồ Phú Xuân (huyệnĐồng Xuân) là 117 ha; hồ thủy điện Sông Hinh (huyện Sông Hinh) 3.300 ha… Ngoàira, các ao, hồ nhỏ nằm rải rác khắp các vùng dân cư, diện tích không lớn, chủyếu là nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt truyền thống…
Tuy nhiên, nuôi trồngthủy sản nơi đây thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 1997, toàntỉnh chỉ có 70 ha nuôi cá nước ngọt với các đối tượng thủy sản truyền thống nhưcá trắm, trê, mè, chép, rô phi; đến năm 2004 tăng lên 197 ha; đến nay, cũng mớiđạt hơn 276 ha, tổng sản lượng thu hoạch chỉ đạt 304 tấn.
Nhằm khai thác, sửdụng có hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước cũng như nguồn lao động dồi dàosẵn có tại địa phương, hàng năm Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Phú Yên đãtổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh các đối tượng thủysản nước ngọt cho người dân. Nhiều đối tượng có giá trị kinh tế được nuôi thửnghiệm thành công, thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên tạiđịa phương. Trong đó, phải kể đến mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm.
Hiệu quả cao
Năm 2013, Trung tâmKhuyến nông – Khuyến ngư tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình này trên quy mô10.000 m2, cho 13 hộ nông dân tham gia thực hiện và hưởng lợi, số lượng giốngthả nuôi 100.000 con, cỡ giống 250 con/kg, mật độ nuôi 10 con/m2. Trong đó, huyệnPhú Hòa có 5 hộ tham gia với tổng diện tích 5.000 m2, 50.000 con giống; huyệnTây Hòa có 4 hộ, diện tích 3.000 m2, 30.000 con giống; huyện Sông Hinh có 4 hộ,diện tích 2.000 m2, 20.000 con giống. Các hộ tham gia thực hiện mô hình đượcnhà nước hỗ trợ 100% giá trị con giống, 30% giá trị thức ăn và vật tư khác.
Đồng thời, với việctriển khai thực hiện mô hình, Trung tâm đã phối hợp với chính quyền địa phươngtổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm cho ngườidân về kỹ thuật cải tạo ao, gây màu nước, chọn, thả giống, chăm sóc và quản lýao nuôi…
Kỹ sư Trần Nguyễn LâmViên, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Tây Hòa cho biết, qua 5 tháng triểnkhai, do thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật nên cá rô đầu vuông sinh trưởng,phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra, tỷ lệ nuôi sống đạt 77%, cao hơn mụctiêu đề ra 7%. Kết quả nghiệm thu mô hình cho thấy, cá đạt kích cỡ 8 – 9con/kg, năng suất ước đạt 8,1 tấn/ha (cao hơn mục tiêu 1,1 tấn/ha). Hiện, giábán cá thương phẩm trung bình ngay tại hộ nuôi 50.000 đồng/kg, giá cá giống70.000 – 80.000 đồng/kg. Lợi nhuận thu về trên 41 triệu đồng/ha.
Ban Quản trị Hợp tácxã Hòa Mỹ Tây đã đứng ra làm đại diện cho nhóm hộ tham gia thực hiện mô hình ởhuyện Tây Hòa. Ông Trần Văn Thái, Phó Chủ nhiệm HTX cho biết, cá rô đầu vuôngnày thích ứng với điều kiện khí hậu, nguồn nước ở địa phương nên cá lớn nhanhít bệnh tật, kỹ thuật nuôi đơn giản. Với đặc điểm là loài phàm ăn, có thể tậndụng được từ nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, vì thế đây được coi là loàigiúp bà con nông dân xóa đói giảm nghèo.
Ông Huỳnh Kim Trung(xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa) tham gia nuôi cá với diện tích 1.000 m2 ao nuôi,với 10.000 con cá giống và sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp. Lúc đầu ôngTrung sợ sẽ không thành công nhưng nhờ các cán bộ kỹ thuật đã chỉ bảo tận tình,đầu tư làm ao hồ bài bản nên ông vẫn mạnh dạn thả nuôi…
Chia sẻ về kinh nghiệpnuôi, ông Trần Phước Sanh, xã Hòa Mỹ Tây cho hay, ao nuôi phải chắc chắn, bờthông thoáng, xung quanh nên rào lưới hoặc lát bê tông để ngăn không cho cáthoát ra ngoài.
Nguồn thức ăn cho cá khá đa dạng và phong phú, cá có thể ănthức ăn công nghiệp dạng viên nổi, thức ăn tươi sống như cá tạp, tôm tép, ốcbươu vàng, các loại phế phụ phẩm nông nghiệp như bột ngô, bột cám…
Tùy điềukiện của mỗi hộ mà lựa chọn nguồn thức ăn cho phù hợp và nếu có điều kiện cóthể tự chế biến gồm 30% bột cá hoặc cá tạp xay nhuyễn, 70% cám tấm. Trộn hailoại này lại nấu chín cho cá ăn, khẩu phần cho ăn tương tự như cho ăn bằng thứcăn công nghiệp.
Tags: nuoi ca ro dau vuong, nuoi ca ro, nuoi thuy san