Khi nồng độ CO2 trong nước cao (10-15mg/l) mà có một lượng Nitrit (NO2) cao, thì tôm, cá bị bệnh đông máu làm cho tôm, cá khó hô hấp. Trong trường hợp này chúng ta cần phải giảm lượng CO2 bằng cách xử lý Ca(OH)2. Xem xét tác dụng kép sau:
CO2 + Ca(OH)2 –> CaCO3 + H2O
CaCO3 + CO2 + H2O –> Ca(HCO3)2
Trong nghiên cứu thực tế chúng tôi thấy, để loại bỏ 1mg CO2/lít thì cần 0,84 mg Ca(OH)2. Vì sự hiện diện của CaCO3 trong nước làm nồng độ pH rất cao, các trại nuôi tôm thường dùng giấm công nghiệp hoặc rỉ đường để hạ nồng độ pH. Sở dĩ, người ta dùng giấm vì nghĩ, acid sẽ làm giảm độ pH và rỉ đường làm giảm CaCO3.
Cách làm này là không có cơ sở. Cách làm của các nhà khoa học là thay thế Ca(OH)2 bằng Na2CO3, vì chất này hòa tan nhanh, tác dụng nhạy cảm với CO2.
Na2CO3 + CO2 + H2O –> 2NaHCO3
Dựa vào công thức này tính toán để loại bỏ 1mg CO2/lít thì cần 2,41mg Na2CO3.
Ví dụ: Khi đo thấy nồng độ CO2 trong ao là 23mg/l thì nồng độ này vượt quá ngưỡng cho phép đến 18mg/l. Nếu xử lý Ca(OH)2 thì cần dùng: 18mg/l x 0,84 mg Ca(OH)2 = 15,1mg/l. Tính nước ao chính xác là bao nhiêu lít, ta nhân lên. Xử lý với Na2CO3 trong cùng chỉ số quan trắc trên 18mg CO2 x 2,41mg Na2CO3 = 43,38mg/l.
Nếu trong ao, tảo dày đặc thay nước cũng không hết thì phải nghĩ đến phosphor cao. Lúc này nên dùng muối biển thay thế cho Na2CO3. Dùng vôi nguyên chất pha với nước ngọt để lắng cặn, bỏ muối biển vào với nồng độ 25-30% và tạt đều trên mặt ao.
Nếu ao 5000m vuông mặt nước dùng 100kg vôi; 500 kg muối. Tạt nhiều lượt. Lúc này dừng lo về độ mặn, vì lượng muối này không thể nâng độ mặn lên cao, nhất là vào mùa mưa.
Tags: ao nuoi tom, nuoi tom, tom the chan trang