Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Dấu hiệu nhận biết bệnh cầu trùng ở gà

gà bị cầu trùng

Gà bị cầu trùng

Bệnh cầu trùng ở gà thường bùng phát nhanh khi thời tiết ẩm ướt và có tính lây lan cao đồng thời tồn tại rất dai dẳng. Nếu như không có biện pháp phòng bệnh, điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra tỉ lệ chết rất cao từ 50 – 100%. Vậy đâu là cách tốt nhất để phòng bệnh cầu trùng?
Thực tế cho thấy, khi bệnh cầu trùng bùng phát, sản lượng trứng và chất lượng gà thành phẩm đều sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí thiệt hại cả đàn gà. Mặt khác, đây là một căn bệnh dai dẳng, rất khó để tiêu diệt hoàn toàn mầm mống trừ khi người chăn nuôi dừng công việc chăn nuôi hoặc chuyển sang một trang trại khác. Vì vậy việc phòng trống căn bệnh này cần được chú trọng hết sức.

Nguyên nhân gây ra bênh cầu trùng ở gà?

Bệnh cầu trùng ở gà do kí sinh trùng chủng Eimeria gây ra. Có tới gần 9 loại kí sinh trùng dạng này, tuy nhiên Eimeria Tenella, Eimeria Acervulina, Eimeria Maxima là 3 loại ký sinh nguy hiểm nhất, gây bệnh ở manh tràng, ruột non và không tràng, chúng phá vỡ mạch máu gây tình trạng xuất huyết nặng ở gà.

Dấu hiện nhận biết gà mắc bệnh cầu trùng.

Gà tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc cầu trùng, nhưng tuổi hay bị bệnh nhất là 2 – 3 tuần tuổi với các triệu chứng điển hình là:
· Gà bỏ ăn, khát nước, lông xù, thường ngồi trên hai chân, đi lại loạng choạng.
Phân loãng, ban đầu có màu xanh, sau đó có màu nâu rồi tiêu chảy, phân dính quanh hậu môn, phân lẫn máu hay toàn máu tươi và chết. Bệnh ở thể cấp tính gà thường chết nhanh sau 2 – 7 ngày, bệnh cũng có thể kéo dài, khỏi dần nhưng chậm.

Hậu quả khôn lường khi gà mắc bệnh cầu trùng.

Bệnh cầu trùng tấn công trực tiếp vào hệ tiêu hoá, làm giảm khả năng hấp thu thức ăn từ đó khiến gà còi cọc, chậm lớn.

· Gà đẻ thì gây giảm đẻ, giảm lượng trứng từ 20 – 50%.
· Một thời gian ruột gà sẽ bị phá hủy nghiêm trọng dẫn đến tỷ lệ tử vong cao từ 50 – 100%, gây thiệt hại kinh tế nặng và người chăn nuôi có thể trắng tay.

Hướng dẫn kiểm soát cầu trùng hiệu quả cho gà

1. Đảm bảo an toàn sinh học – yếu tố then chốt: vệ sinh và phun thuốc sát trùng tiêu độc chuồng nuôi ít nhất 2-3 ngày trước khi nhận gà con. Chú ý đảo xới trấu kĩ càng bởi trứng cầu trùng hay trú ngụ và phát triển tại những nơi ẩm ướt, vì vậy việc đầu tiên cần làm là vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, kiểm soát quần áo, vật dụng ra vào khu chuồng trại. Nguồn nước và nguồn thức ăn cần đảm bảo vệ sinh, không để bị nhiễm phân gà.

2. Dùng kháng sinh, thuốc khi có bệnh: Từ lâu, việc sử dụng kháng sinh mỗi khi có bệnh đã trở thành thói quen của nhiều người chăn nuôi. Thế nhưng cầu trùng là loại ký sinh có tính nhờn thuốc rất cao. Bằng chứng là nếu gà đã dùng một loại kháng sinh trị cầu trùng, trong trường hợp bị tái nhiễm bệnh thì loại kháng sinh đó sẽ trở thành vô tác dụng. Hơn nữa, dư lượng kháng sinh tích tụ trong cơ thể vật nuôi cũng là mối nguy cơ gây nên ưng thư gan, thận cho người.

Do mối nguy hại khôn lường tới sức khoẻ người tiêu dùng và khả năng kháng kháng sinh, nên kháng sinh phòng cầu trùng trộn trong thức ăn chăn nuôi sẽ bị cấm sử dụng (theo thông tư số 06/2016/ban hành bởi TT-BNNPTNT). Do đó, người chăn nuôi cần phải chuyển đối sang những giải pháp khoa học và tối ưu hơn.

3. Phòng vaccine – biện pháp tối ưu nhất hiện nay: từ khi còn là con giống: Dân gian ta có câu “Phòng bênh hơn chữa bệnh” vì vậy đây được coi là biện pháp tối ưu nhất hiện nay, giúp gà có kháng thể để miễn dịch phòng được bệnh suốt đời. Vừa tiết kiệm chi phí thuốc men sau này, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra bệnh lại không để lại dư lượng trong gà thành phẩm.
Hiện giải pháp kiểm soát bệnh cầu trùng bằng vaccine là biện pháp hiệu quả và kinh tế nhất. Bởi khả năng:
– Chủng ngừa một lần nhưng bảo hộ mạnh mẽ cả đời gà.
– Phục hồi hiệu quả khả năng nhạy thuốc trên gà thịt.
– Không gây ra kháng thuốc biến chủng, sử dụng vaccine liên lục sau 2-3 lứa sẽ loại bỏ hoàn toàn khả năng kháng thuốc của cầu trùng.
– Không tồn dư thuốc trong thịt gà, phù hợp với xu thế chăn nuôi sạch của thế giới và Việt Nam.
– Tăng năng suất, giảm chi phí phòng và chữa bệnh cầu trùng bằng kháng sinh, gia tăng lợi nhuận chăn nuôi.

Những loại vaccine cầu trùng trên thị trường:

– Vaccine NHƯỢC ĐỘC PHÒNG BỆNH CẦU TRÙNG ĐA GIÁ Ở GÀ do công ty Vinavetco điều chế. Sau chủng ngừa 14 ngày, gà bắt đầu sản sinh miễn dịch, khả năng miễn dịch kéo dài đến thời điểm gà xuất chuồng. Để sử dụng vaccine, người chăn nuôi có thể hòa vào nước hoặc trộn chung với thức ăn.

– LIVACOX Vắc xin sống nhược độc phòng bệnh cầu trùng trên gia cầm.

– IMMUCOX Vaccine sống kích hoạt hệ thống miễn dịch của Gà Thịt chống lại bệnh Cầu trùng sản xuất bởi CeVA – 1 trong 3 công ty sản xuất vaccine lớn nhất trên thế giới đến từ Pháp, được phân phối bởi công ty thuốc thú y Tiến Phát và được áp dụng tại 100% con giống gà của công ty Lượng Huệ.So với các loại vaccine phòng cầu trùng khác trên thị trường, đây là loại vaccine có cơ chế hoạt động khoa học, chủng ngừa một lần nhưng mang đến hiệu quả bảo vệ lâu dài trong suốt quá trình sinh sống của gà. Hơn nữa, việc chủng ngừa nhờ IMMUCOX có thao tác dễ dàng và cách làm đa dạng: tiêm vào trứng hoặc phun sương tại trạm ấp, cho uống tại trại chăn nuôi, phun- trộn vào cám.