Giống Vịt cánh trắng có thân hình nở nang, đầu to, cổ ngắn lông màu trắng là chính, cánh sẻ nhạt mỏ và chân có màu vàng nâu. Khối lượng trưởng thành đạt từ 3,5 – 4 kg/con.
Giống vịt được nuôi rộng rãi tại nhiều địa phương khác nhau ở Việt Nam. Vịt bầu cánh trắng với những ưu điểm như: kháng bệnh cao, phát triển nhanh, sức đẻ tốt, tỷ lệ thịt đùi, ức cao và được thị trường trong nước ưa chuộng.
Giống vịt cánh trắng là một giống vịt dễ nuôi, ăn tạp, khả năng tận dụng thức ăn cực cao, lớn rất nhanh. Chất lượng thịt ngon, nuôi khoảng 45 – 50 ngày tuổi. Trọng lượng có thể đạt trọng lượng 3 – 4kg/con, khả năng chống chịu bệnh khá tốt, tỷ lệ sống cao và có giá trị kinh tế.
Nuôi vịt bầu cánh trắng cho giá trị sản lượng thịt cao. Bà con không cần nhiều kỹ thuật nhưng muốn đạt hiệu quả cap bà con cần chú ý đến một số điểm quan trọng sau:
1. Cách chọn vịt cánh trắng giống:
Cần chọn vịt giống lông mượt, rốn khô, mắt sáng, nhanh nhẹn. Chân và mỏ bóng, không có dị tật. Chọn những con nở đúng ngày (28 ngày), nếu vịt nở sớm hoặc muộn đều không tốt vì khi nuôi tỷ lệ chết hao hụt cao.
2. Chuồng nuôi vịt cánh trắng:
Chuồng nuôi phải thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Bà con nên độn chuồng bằng trấu, rơm rạ khô và thường xuyên được thay chất độn. Dụng cụ nhốt khi nuôi vịt như: Vây, ràng, cót, máng ăn, máng uống nước. . . Nuôi chăn thả phải có bãi chăn có nơi cho vịt tránh nắng, mưa. Thiết kế chuồng nuôi vịt phải khô ráo, sạch sẽ, có sân chơi cho vịt.
3. Kỹ thuật nuôi vịt cánh trắng:
1. Nuôi vịt cánh trắng con:
– Mật độ nuôi vịt con: Tuần đầu nuôi khoảng 30 con/m2, từ 2 – 4 tuần tuổi nuôi từ 10 – 20 con/ m2. Nhiệt độ chuồng nuôi 3 ngày đầu khoảng 28 – 30 C, sau giảm dần đến ngày thứ 10 trở đi đạt 22 – 25 C.
– Ánh sáng cho chuồng vịt: Vịt con cần chiếu sáng 24/24 giờ ở 1 tuần đầu, sau đó 18/24 giờ. Ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên tiết kiệm điện, ban đêm thắp thêm bóng đèn tròn để đảm bảo đủ thời gian chiếu sáng.
– Thức ăn cho vịt: Thức ăn phải đảm bảo chất lượng có hàm lượng protein khoảng 20 – 22%. Ở tuần đầu, vịt con khi mới bắt về cho thức ăn C.16 kèm nước uống có pha thuốc ngừa bệnh tiêu chảy, dịch tả, thương hàn (uống liên tiếp trong 2 tuần). Tuần kế tiếp, cho ăn thức ăn C.16 cùng với lúa (gạo, cơm cũng được), ngô và cho uống thuốc các loại kháng sinh cần thiết.
Và, đúng 25 ngày sau chích thuốc phòng ngừa cúm gia cầm H5.N1 (1 lần). Sau đó mỗi ngày cho vịt ăn, nước uống cũng tiếp tục pha thuốc kháng sinh để ngừa bệnh cho vịt.
Sau 2 tuần trộn thêm bột cá, đỗ tương, Premik VTM, khoáng, tôm tép, cá, giun, cua, ốc. . . Dùng thêm rau xanh, bã bia cho vịt ăn.
2. Nuôi vịt cánh trắng lấy thịt:
– Mật độ trong chuồng nuôi 4 – 5 con/m2, phải có sân chơi cho vịt, nuôi trong điều kiện ánh sáng khí hậu tự nhiên.
– Thức ăn đảm bảo dinh dưỡng, hàm lượng protein 15,5%, Từ 9 – 11 tuần tuổi cho ăn 210g/con/ngày; 12 – 15 tuần tuổi là 310g/con/ngày;
Sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp dạng viên, thức ăn có sẵn để nuôi vịt. Chỉ cho vịt ăn 1 – 2 lần trong một ngày hết lượng thức ăn theo quy định.
– Nước uống đầy đủ, sạch sẽ, với vịt nuôi cạn phải thay nước uống thường xuyên.
– Thường xuyên kiểm tra trọng lượng của vịt để tránh vịt quá béo hoặc quá nhỏ. Khối lượng trung bình vịt từ 8 tuần tuổi là 2,1kg – 2,7kg, 10 tuần tuổi 10 là 2,7kg – 3,1kg, 12 tuần tuổi là 3,5 – 4,0kg.