Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Đặc điểm ngan nội

ngan nội

Ngan nội

Ngan nội là các giống ngan nội địa của Việt Nam. Chúng cũng có nguồn gốc xa xưa từ Nam Mỹ, được nhập vào Việt Nam từ lâu, được nuôi nhiều ở nhiều nơi thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng. Có 3 loại màu lông: trắng (ngan Ré), loang trắng đen (ngan Sen) và màu đen (ngan Trâu)

Ngan trắng hay ngan Ré, là loại nuôi khá phổ biến ở Việt Nam, chúng có đặc điểm lông màu trắng tuyền, tầm vóc trung bình, lúc 4 tháng tuổi Còn mái nặng 1,7-1,75 kg, con trống nặng 2,85-2,90 kg. Sản lượng trứng đạt 69-70 quả/năm; tỷ lệ phối và tỷ lệ nở cao. Đây là giống ngan chịu kham khổ, kiếm mồi tốt, đẻ trứng khá, khả năng chống đỡ bệnh tật tốt, thường hay nuôi thành từng vùng như Gia Lâm (Hà Nội), Châu Giang (Hải Dương). Chúng có khối lượng lúc 4 tháng tuổi con mái 1,7 – 1,8 kg/con, con đực 2,8 – 2,9 kg/con.
Ngan loang đen trắng hay còn gọi là ngan Sen có bộ lông màu loang đen trắng, tầm vóc to, lúc 4 tháng tuổi con mái nămg 1,7-1,8 kg, con trống nặng 2,9 -3,0 kg. Sản lượng trứng đạt 65-66 quả/năm; tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở cao, ngan mái ấp và nuôi con khéo. Ngan loang nuôi rộng rãi khắp nơi. Chúng có khối lượng lúc 4 tháng tuổi, con mái 1,7 – 1,8 kg/con, con đực 2,9 – 3,0 kg/con.
Ngan đen hay gọi là ngan trâu. Ngan đen còn rất ít, không được nuôi rộng rãi, vì hầu hết đã bị pha tạp. Giống ngan này toàn thân màu đen tuyền, có tầm vóc to, thô, dáng đi nặng nề, tỷ lệ phôi thấp, nuôi con vụng. Chúng có tầm vóc to, thô, dáng đi nặng nề. Sau 5 tháng ngan bắt đầu đẻ. Một năm đẻ 3 – 5 lứa, năng suất trứng 50 – 75 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 65 – 67 g/quả.
Chăn nuôi
chuồng nuôi nên bố trí xa khu dân cư, khu công nghiệp, chọn chỗ yên tĩnh. Chuồng cũng phải được thông thoáng, mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Trong chuồng cần trang bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ cho việc ăn uống của ngan và vệ sinh chuồng trại, nên có sân chơi cho ngan. Tuỳ thuộc vào điều kiện chăn nuôi, mùa vụ và khí hậu mà quyết định mật độ chuồng nuôi, mật độ vừa phải thì ngan sinh trưởng và phát triển tốt và hạn chế được sự lây nhiễm bệnh tật.

Chọn giống ngan phải được thực hiện ngay từ khi ngan mới nở, chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bông, mắt sáng, bụng gọn, chân mập, cứng cáp, dáng đi vững vàng, có màu sắc lông tơ đặc trưng của giống. Phải phân loại con đực, con cái ngay từ ngày đầu tiên, mở lỗ huyệt ra. Con trống sẽ xuất hiện mấu lồi nhô lên, đó là gai giao cấu của chúng, ở con cái, không có mấu lồi đó. Con mái phải có mào đỏ, thân hình thanh gọn, cân đối, bụng mềm, lỗ huyệt ướt, lông sáng, bóng áp sát vào thân, vùng xương chậu nở rộng. Còn con trống thì phải to khỏe, khối lượng đạt 4–5 kg/con, mào đỏ, dáng hùng dũng, có phản xạ tốt khi được kiểm tra giao cấu. Loại bỏ hết các con có khuyết tật như khoèo chân, hở rốn, khô chân, bết lông, quá nhỏ,…

Với ngan sinh sản thì thức ăn cho chúng phải đủ chất dinh dưỡng, đủ lượng calo, hàm lượng đạm cao (18%), trong protein phải chú ý tới 2 axit amin là lyzin và methionin. Cần tăng cường chất khoáng (đặc biệt là canxi và photpho). Bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng và vitamin (chủ yếu là A, D, D). Cho chúng ăn 2 bữa/ngày. Với ngan thương phẩm cho ăn phân theo bữa và theo dõi, hết bữa ăn mới cho tiếp (để tránh bị ôi thiu). Phải giữ cho cám luôn thơm mới kích thích ngan ăn và tránh mổ, cắn nhau, chúng cần nhiều nước uống hơn ngan sinh sản. Thức ăn đề ngồi ngan là ngô đã luộc chín và Vitamin chuyên dụng cho ngan. Mỗi một con ngan sẽ được nhồi 300g ngô và 2g Vitamin.

Mặc dù được coi là vật nuôi có khả năng thích nghi cao nhất với điều kiện ngoại cảnh, chịu đựng được một số bất lợi của môi trường sống, ngan, vẫn thường xuyên bị một số căn bệnh quan trọng tấn công, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Một số bệnh ở ngan khi đã bị bột phá sẽ nhanh chóng lây lan cho cả đàn, cả vùng rộng lớn và kéo dài trong một thời gian mới có thể dập tắt được như bệnh dịch tả vịt, bệnh phó thương hàn, bệnh tụ huyết trùng và bệnh cúm gia cầm.