Balantidium coli (Trùng lông) là một loại ký sinh trùng đơn bào đường ruột, còn được gọi là mao trùng vì nó di chuyển bằng lông, gây đau bụng, tiêu chảy ở người, động vật có vú, đặc biệt là gây bệnh tiêu chảy phân xám trên heo thịt.
Đặc điểm bệnh
– Balantidium coli (Trùng lông) là một loại ký sinh trùng đơn bào đường ruột, còn được gọi là mao trùng vì nó di chuyển bằng lông, gây đau bụng, tiêu chảy ở người, động vật có vú, đặc biệt trên heo.
– Bệnh do Balantidium coli xuất hiện ở các nước nhiệt đới, các nước đang phát triển, nơi có điều kiện vệ sinh môi trường kém, mầm bệnh có thể tìm thấy trong ruột già của cả heo bệnh, heo còi cọc, chất thải chăn nuôi
– Balantidium Coli (B.coli) gây bệnh Balantidias (hội chứng lỵ) với các biến chứng như tiêu chảy dạng nước thường gặp ở heo cai sữa và heo thịt (4-12 tuần tuổi), có thể gây thủng ruột, xuất huyết đường tiêu hóa.
– Trùng lông B.coli sống chủ yếu ở manh tràng và thỉnh thoảng cũng phát hiện ở đoạn cuối của hồi tràng. Chúng ăn vi khuẩn, các tinh bột chưa tiêu hóa hết và đôi khi ăn ngay cả
– Trùng lông B.coli nhiễm qua đường ăn uống (nhiễm từ thức ăn, nước uống…). Khi các nang trứng gây bệnh của B.coli được ăn vào tới ruột sẽ trải qua hai giai đoạn phát triển: Giai đoạn u nang (Cyst) và Giai đoạn hoạt động (Trophoziotes).
– Nang (Cyst) là giai đoạn gây nhiễm của vòng đời Balantidium coli. Chúng h?nh thành thể nang (Cyst), khi gặp điều kiện môi trường bất lợi (pH thay đổi, phân rắn…) các nang (Cyst) theo phân ra ngoại cảnh, sau đó xâm nhập vào vật nuôi qua đường tiêu hóa h?nh thành thể hoạt động (Trophoziotes). Cả Cyst và Trophoziotes đều là mầm bệnh gây tiêu chảy cấp hay mạn tính. Cơ chế gây bệnh của Balantidium Coli
– Khi các nang (Cyst) được heo ăn vào và đi qua hệ thống tiêu hoá. Các nang (Cyst) có nhiều lớp vách nang cứng rắn để bảo vệ, nên nó không b? tiêu diệt khi qua môi trường axit dạ dày, tới ruột non và hình thành Trophozoites. Trophozoites sống ở manh tràng và đại tràng của ruột già. Chúng xâm chiếm ruột già, tồn tại trong lòng ruột và ăn hệ vi sinh vật đường ruột, các mảnh vỡ tế bào, các thức ăn trong lòng ruột, thậm chí xâm nhập cả vào niêm mạc ruột, gây tổn thương niêm mạc.
– Một số Trophozoite xâm nhập vào thành của ruột già nhờ có enzyme phân giải protein và nhân lên bằng phân hạch nhị phân vô tính gây hư hại thành ruột già và một số khác trở về lòng ruột.
– Trong lòng ruột Trophozoites biến thành u nang Cyst khi phân khô. Các Cyst này được hình thành trong ruột già hay bên ngoài cơ thể và tiếp tục là mầm bệnh cho người, vật nuôi và bắt đầu một chu kỳ mới.
– Bản chất của loại trùng lông B.coli là sống hội sinh, chúng chỉ tấn công vào thành ruột để gây bệnh khi niêm mạc ruột bị tổn thương do một nguyên nhân nào đó. Do đó, nguy cơ nhiễm trùng lông xảy ra cao nhất ở những heo có khả năng miễn dịch kém, suy dinh dưỡng… Thông thường niêm mạc ruột bị tổn thương do nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn, thương hàn, lỵ trực khuẩn…
– Khi B.coli chuyển sang dạng hoạt động, trùng lông gây hoại tử mô ở thành manh tràng, tại đây B.coli tiếp tục sinh sản và phá hủy mô thành ruột làm cho các thương tổn vết loét ngày càng rộng, cáng sâu. Sự phá hủy thành ruột của B.coli mạnh hơn vì có thêm tác động của yếu tố cơ học. Do đó, trùng lông có thể xâm nhập sâu vào thành ruột gây thủng ruột, hiện tượng này hầu như chỉ xảy ra ở đại tràng.
Triệu chứng
– Ở người, Balantidiasis thường là không có triệu chứng. Nhưng trong một số trường hợp bệnh nhân có thể có tiêu chảy, giảm cân và bệnh lỵ. Kiết lỵ là một rối loạn viêm ruột, đặc biệt là đại tràng, gây tiêu chảy có chứa máu nghiêm trọng và chất nhầy trong phân với đau bụng và sốt. Trường hợp không được điều trị bệnh lỵ có thể gây tử vong.
– Trên heo, trong một số trường hợp có những dấu hiệu như con vật giảm ăn, đau bụng, nôn mửa, đi tiêu chảy có thể đến 15 lần mỗi ngày, phân có thể sệt, loảng, phân có chất nhầy, máu có màu xám đen.
– Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, con bệnh có thể bị tử vong. Tỷ lệ tử vong do bệnh trùng lông B.coli gây nên có thể chiếm đến 29%. Nguyên nhân tử vong thường do biến chứng thủng ruột, xuất huyết đường tiêu hóa…
Bệnh tiêu chảy phân xám trên heo thịt Heo nhiễm Balantidium coli tiêu chảy phân đen, lẫn máu
Heo tiêu chảy phân xám trong bệnh B.coli
– Hội chứng lỵ do nhiễm trùng lông B.coli gây ra cũng có thể diễn biến thành mạn tính, thời gian mắc bệnh có khi kéo dài hàng năm và trong khoảng thời gian này thỉnh thoảng xuất hiện các đợt tái phát cấp tính.
– Tiến hành nội soi đại tràng thấy bị viêm loét, các vết loét, gây tổn thương ở niêm mạc ruột già, mặt ngoài ruột già nổi rải rác những u nang trắng.
Nội soi trực tràng viêm loét do Balantidium coli gây ra
Chẩn đoán Chẩn đoán bệnh nhiễm trùng lông B.coli có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, dấu hiệu của hội chứng lỵ do trùng lông gây ra thường khó phân biệt với hội chứng lỵ do trực khuẩn hoặc amíp gây ra. Vì vậy, trong những trường hợp này, cần thực hiện thủ thuật cận lâm sàng như soi trực tràng có thể thấy vết loét đặc trưng do trùng lông Balantidium coli gây nên với đặc điểm vết loét thường rộng, sâu, đáy thường có phủ mủ, mô bị hoại tử… Ngoài ra, có thể xét nghiệm phân để tìm Trophozoites của B.coli. Các u nang Cyst hiếm khi được tìm thấy. Trong quá trình chẩn đoán chú ý phân biệt với bệnh cầu trùng: Bệnh cầu trùng xảy ra phổ biến ở heo con theo mẹ, phân không có màu xám đen, trong khi đó bệnh do Balantidium coli xảy ra ở heo cai sư?a và heo choai. Phòng và trị bệnh
– Vệ sinh sát trùng chuồng trại thường xuyên là biện pháp qua trọng để ngăn ngừa Balantidium coli tích tụ trong chuồng nuôi. Có thể sử dụng các thuốc sát trùng như: Haniodine, Benkocid, Vikon, Antistep…
– Lựa chọn và bảo quản thức ăn tốt nhằm giảm các độc tố nấm mốc trong thức ăn, giảm vi khuẩn gây bệnh.
– Xử lý nguồn nước uống, nước sinh hoạt bằng Chloride 5ppm trước khi sử dụng.
– Dùng Sulphonamide (200 – 240ppm) liên tục trong vòng 10-14 ngày.
– Sử dụng HalJab 60%(180 – 600ppm/ tấn thức ăn), cho ăn liên tục trong vòng 10-14 ngày. * Haljab không phải là một kháng sinh mà nó là một nhóm các hợp chất được tổng hợp từ Quinolin 8–ol. Đây là một hoạt chất đang được lựa chọn thay thế kháng sinh để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi giúp phòng bệnh tiêu chảy và kích thích vật nuôi phát triển.