Ông Viboon Supakarapongkul, phó chủ tịch điều hành của CP Foods cho biết “Chúng tôi hy vọng thêm nhiều nguyên liệu sẽ đưa ra thị trường trong quý thứ ba và thứ tư. Điều đó có nghĩa kinh doanh tôm của chúng tôi sẽ được cải thiện”. Ông nói thêm rằng doanh số bán tôm cho năm 2015 sẽ có khoảng 20.000 tấn, tương tự như năm 2014.
Hậu quả của hội chứng tử vong sớm bùng nổ đã đánh vào Thái Lan vào năm 2012 làm cho CP Foods, một trong những nhà sản xuất tôm lớn nhất thế giới đã thua lỗ trong hoạt động nuôi tôm của mình kể từ năm 2013. Thị phần của thị trường toàn cầu đã giảm đến 10 phần trăm so với 30-40 phần trăm trong năm 2012.
Thêm vào đó, việc buôn bán tôm chiếm một phần năm trong tổng doanh thu CP Foods, đã được giảm thuế nhập khẩu do Liên minh châu Âu đối với tôm đông lạnh Thái và sự suy giảm của đồng euro so với đồng baht Thái.
Do mức thuế cao hơn đối với chuyến tàu xuất khẩu tôm sang châu Âu, ông Viboon cho biết CP Foods đã chuyển trọng tâm tiếp thị tôm của mình từ châu Âu đến châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, trong khi các nhà máy chế biến của nó ở Việt Nam, không phải chịu các mức thuế, xuất khẩu sang châu Âu.
Trong tháng 6 năm 2014, một số khách hàng của CP Foods đã tạm hoãn đặt hàng khi Hoa Kỳ giáng tội buôn bán người cho Thái Lan cho, nhưng khi CP Foods báo cáo rằng chuỗi cung ứng tôm của tập đoàn vô tội trong cáo buộc sử dụng lao động bất hợp pháp, 80 phần trăm những khách hàng, bao gồm hệ thống bán lẻ Costco của Mỹ đã trở lại để đặt hàng với công ty, Viboon nói.
Theo như Ông Kanda Kraikajornkitti, giám đốc của Hiệp hội Tôm Thái Lan cho biết rằng sản lượng tôm của Thái Lan dự kiến sẽ tăng từ 5 đến 10 phần trăm trong năm nay từ con số 230.000 tấn năm ngoái, nhưng sự phục hồi có thể chịu ảnh hưởng bởi giá bán giảm do nguồn cung tăng.
Nguồn:
Biên dịch: VÂN ANH
Biên soạn: AQUATEC.VN
Tags: cp foods, cp food, c.p foods, c.p food, charoen pokphand foods, hội chứng tử vong sớm trên tôm, chết sớm trên tôm, bệnh tôm chết sớm, EMS