Trong một số trường hợp, phần thức ăn bị bỏ đi có thể vượt quá 60% khẩu phần đã cho ăn. Dù không ăn thức ăn, nhưng tôm vẫn có thể có được dinh dưỡng từ quá trình này. Ví dụ, trên 75% cacbon viên có thể được đồng hóa bởi các sinh vật đáy khác (ví dụ như vi khuẩn, tảo cát, giun nhiều tơ, giáp xác chân chèo copepod, tuyến trùng, động vật nguyên sinh, vv…) theo lần lượt có thể gián tiếp cung cấp cacbon cũng như các chất dinh dưỡng khác cho tôm.
Một vấn đề mà hầu hết người nuôi tôm nghĩ tới là nên cho thức ăn vào chỗ nào đầu tiên trong ao. Hầu hết người nuôi cho một lượng nhỏ thức ăn xung quanh rìa ao, đặc biệt là ngay khu vực thả tôm giống. Lượng thức ăn này không có nghĩa là cung cấp tất cả dinh dưỡng cho tôm giống; thay vì ý nghĩa chính là lượng thức ăn bổ sung vào năng suất tự nhiên trong ao khi mức độ động vật phù du trong ao không đủ và làm một chất kích thích thèm ăn. Dù bất kỳ trường hợp nào cũng không nên thả giống, trừ khi năng suất tự nhiên trong ao đã hình thành tốt. Khi ao được chuẩn bị kỹ càng thì năng suất tự nhiên sẽ từng bước được nâng lên qua quá trình bón phân, một phần dinh dưỡng quan trọng có thể lấy từ các nguồn không phải thức ăn.
Trong các ao thả tôm giống ấu niên (0,8 – 1,0 g) với mật độ tương đối cao (ví dụ, 20 – 25 con/m2), nên cho thức ăn vào ao 24 giờ trước khi thả giống. Trong trường hợp này, mật độ sinh khối tôm ban đầu cao đảm bảo cho quá trình bổ sung các nguồn dinh dưỡng tự nhiên. Một quy tắc theo kinh nghiệm cho ăn thức ăn viên là nên áp dụng khẩu phần cho ăn một khi sinh khối tôm trong ao vượt quá 200 – 300 kg/ha. Các khẩu phần thức ăn sau đó nên làm theo bảng hướng dẫn chung cho đến khi bắt đầu có số liệu về sinh khối và thức ăn tiêu thụ.
Nguồn: Tiến sĩ Claude E. Boyd, Khoa Thủy sản và Liên minh Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Auburn, Auburn, Alabama 36849, Mỹ – Các phương pháp để cải thiện nuôi tôm ở Trung Mỹ
Tags: chien luoc cho tom an, ky thuat nuoi tom, nuoi tom the, tom cang xanh, tom hum, thuy san