Riêng yếu tố nội tiết tố, hệ thống phân tiết thần kinh, cơ quan này nằm trong cuống mắt. Trong đó cơ quan X và tuyến nút nằm gần nhau ở cuống mắt tôm. Cơ quan X là nơi tổng hợp Polypeptides và tuyến nút, nơi tập hợp những tế bào trục của các tế bào phân tiết thần kinh ở các vùng khác nhau của hệ thống thần kinh, sẽ là trung tâm phóng thích chung.
Phức hệ cơ quan X và tuyến nút tương tác trong việc kiễm soát nội tiết tố, trong hàng loạt các tiến trình khác nhau như sinh sản, lột xác, kiểm soát trao đổi chất đường, điều chỉnh áp suất thẩm thấu, kiểm soát sự trao đổi chất protein của cơ thể, kiểm soát sự trao đổi chất nước, kiểm soát nhịp tim, sự thích nghi nhiệt độ, thời tiết theo mùa, sự di trú mạng lưới sắc tố, sự thay đổi màu sắc… Khi thực hiện việc cắt mắt tôm trong sinh sản nhân tạo, kích thích tôm sinh sản sớm hoặc trái mùa. Chủ động trong việc loại bỏ tuyến nội tiết tố ức chế tuyến sinh dục GIH (Gonad Inhibiting Hormone).
Trong khi đó, cơ quan Y sản xuất Ecdysone (hormone lột xác) từ cholesterol ở một mức độ qui định bởi hàm lượng hormone ức chế lột xác MIH (Moltinhibiting hormone) được phóng thích bởi phức hệ cơ quan X và tuyến nút. Khi loại bỏ cuống mắt, cơ quan X bị loại bỏ, gây ra sự hoạt động của cơ quan Y và đẩy nhanh sự lột xác một cách không bình thường. Như vậy, việc loại bỏ tuyến xoang, giải phóng một số yếu tố kiểm soát, loại bỏ tuyến X, sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định như hàm lượng đường máu bị hạ thấp, gia tăng tiêu hao oxy, giảm thương số hô hấp…
Tuy nhiên, khi tuyến cuống mắt hiện hữu, việc kiểm soát ức chế của các tế bào tiết thần kinh thể dịch của tuyến cuống mắt trên tuyến sinh dục được chỉ bởi sự thành thục nhanh chóng của các tuyến sinh dục xảy ra khi tuyến cuống mắt bị loại. Như vậy, hormone của cơ quan Y đóng vai trò một phần trong sự thành thục của cơ quan sinh dục, bằng sự kích thích phân chia tế bào. Vì, hormone ức chế tuyến sinh dục cũng hiện diện trong cơ quan X, hoạt động như một hormone ức chế lột xác, tính khả năng phải được xem xét rằng chúng là một và giống nhau, và sự ức chế tuyến sinh dục được hoàn thiện bởi sự ức chế và hoạt động của cơ quan Y. Khi thực hiện công đọan cắt mắt tôm, là chủ động loại bỏ tuyến X, Y, chủ động kích thích tôm lột xác tiền giao vỹ, thành thục tuyến sinh dục sớm hơn, và bước vào giai đọan đẻ trứng.
Công đọan thực hiện cắt mắt được thực hiện bằng cách dùng các dụng cụ như dao lam xẻ đầu mắt, dùng chỉ buộc, dùng kẹp nóng kẹp cuống mắt, dùng kéo cắt, dùng tay bóp tuyến đen trong mắt… Chỉ cắt mắt những tôm mẹ khỏe mạnh, không bệnh. Thao tác cần phải nhanh, chính xác, trong quá trình cắt mắt tôm được để trong nước. Một số trại chỉ cho đẻ một vài lần sau khi cắt mắt, khi trứng thụ tinh kém, họ không duy trì nữa. một số trại sau khi cắt mắt họ nuôi vỗ lại nên đòi hỏi có tôm đực với tỉ lệ đực cái là 1:1.
Khi thực hiện các phương pháp này phải chọn tôm lột xác sau 5 ngày. Cắt mắt nhằm thúc đẩy sự thành thục mau chóng hơn thông qua tác động của tuyến nội tiết.Dinh dưỡng: bao gồm mực, trai, sò, hàu và gan heo hay bò. Lượng cho ăn chiếm từ 20 – 30% trọng lượng cơ thể. Thời gian cho ăn làm 4 lần: 6 giờ, 11 giờ, 16 giờ và 21 giờ (chú ý không nên để thức ăn quá 2 giờ đồng hồ). Môi trường: Nhiệt độ 28 – 300C, độ mặn 30 – 330/00. Cần phủ kín bể nuôi vổ bằng bạt đen. Kiểm tra sự thành thục: sau cắt mắt 3 ngày kiểm tra khi thấy bề rộng buồng trứng trên 5mm thì chọn cho đẻ.
Tags: ky thuat nuoi tom su, tom su, nuoi thuy san, cat mat cho tom su