Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Cẩn thận khi chế biến cá ngát

LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ NGÁT

TS.BS Trần Bá Thoại

Xa quê đã lâu, Uyên Ch.về có dịp về thăm quê nhà.

Chuẩn bị đãi bạn một bữa tiệc đặc sản “made in Đà Nẵng”, cô đích thân đi chợ Cồn mua hải sản.

Thấy những con cá Ngát bơi lội tươi ngon, cô cùng bạn bè nhanh tay lựa chọn.

Nhưng sự cố đã xẩy ra: Bị cá ngát xóc ngạnh vào tay.

CÁ NGÁT

Cảm giác đau buốt, tê rần lan nhanh dọc cánh tay.

Tim đập nhanh, hồi hộp.

Thêm một cảm giác tức thở như ai “bóp họng”…Bệnh được nhanh chóng đưa ngay vào bệnh viện.

Một ngày sau, tay vẫn còn sưng, nhưng các dấu sinh tồn đã ổn định, Uyên Ch.được cho xuất viện điều trị ngoại trú .

Cá ngát thuộc bộ cá da trơn (catfish), tên khoa học là Plotosus canius, họ Plotosidae.

Cá ngát khác cá trê hai điểm là có thêm ngạnh trên lưng và đuôi dài như con lươn.

Cá ngát nước mặn có nguồn gốc ở Ấn Độ dương và Tây Thái Bình dương.

Hiện nay người ta nuôi được loài cá ngát nước lợ và cả ở những vùng nước ngọt.

Cá ngát thuộc nhóm da trơn ăn được.

Ngư dân khai thác quanh năm.

Thịt cá ngát rất ngon, có thể chế biến nhiều món ăn như cà ri, kho lạt, kho sả ớt… đặc biệt có hai món rất quen thuộc với các bà nội trợ và dân nhậu “lai rai” là Cá ngát nấu chua và Cá ngát kho tộ.

Trong họ cá Ngát, một số loài có nọc độc từ các gai vây.

Chất độc được sinh tổng hợp từ các tuyến sát cột sống, được dữ trữ ở các gai vây giúp có tự vệ khi có kẻ thù.

Khác với độc tố của các loại cá Nóc, độc tố cá Ngát thường không gây chết người (non lethal defensive toxins).

Thường độc tố trong ngạnh cá ngát gây kích ứng rất đau đớn, vết châm có thể nhiễm trùng nhưng ít khi gây tử vong.

Tuy nhiên, năm ngoái đã có thông tin một ngư dân ở Đồng Hới, Quảng Bình bị chết vì nhiễm độc nặng độc tố cá ngát.

Với những loại cá có gai độc như cá đuối gai, cá ngát, cá trê, cá ngạnh …cần lưu ý mang găng phòng hộ khi chế biến.