Câu hỏi: Chào Dr.Tom! Tôi đang chuẩn bị giống để nuôi tôm thẻ, ao nhà tôi rộng 1500 mét vuông, khi tôi đo độ pH vào buổi trưa thì có độ pH 9,5. Mong chuyên gia tư vấn giúp tôi cách xử lý nước có độ pH cao trong ao nuôi tôm với ạ. Xin cảm ơn! (Minh Tuấn – Thái Bình)
Tảo là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của nước
Trả lời:
Xin chào anh Tuấn! chúng tôi rất vui và cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi những thắc mắc về cho chuyên mục tư vấn nuôi tôm an toàn của Dr.Tom. Với câu hỏi của anh về cách xử lý nước có độ pH cao, chúng tôi xin được chia sẻ như sau:
pH là yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng nước ao và có mối liên quan mật thiết đến tảo và độ kiềm trong ao nuôi tôm. pH bao gồm ion H+ (axít) và OH-, khoảng đo có giá trị từ 0 – 14, tùy vào giá trị của pH mà nước được gọi là axit, kiềm hay trung tính
Trong ao nuôi tôm, pH là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Độ pH thích hợp dao động từ 7,5 – 8,5 và tốt nhất nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,3 biên độ dao động cực đại trong ngày không quá 0,5. Để biết được độ biến động trong mức cho phép của pH thì anh nên đo vào lúc 6 giờ và 14 giờ để có được kết quả chính xác. Tuy nhiên, đối với ao nuôi tôm thẻ chân trắng chưa thả tôm mà pH = 9.5 ở mức quá cao.
Tham khảo sự thay đổi của độ pH trong nước để có cách làm giảm độ pH trong nước ao nuôi tôm hiệu quả
1/ Nguyên nhân làm pH tăng
Là do tảo và sinh vật trong ao nuôi phát triển quá mức, sử dụng CO2 nên làm ảnh hưởng đến độ pH của nước. Tảo nhiều sẽ làm độ pH tăng cao từ 8,8 – 9,1 vào buổi chiều. Những vùng nuôi tôm có độ mặn thấp hoặc nuôi tôm trong mùa mưa sẽ giúp rong tảo phát triển mạnh hơn.
=> Lưu ý: độ pH của ao nuôi thường tăng vào ngày và giảm vào ban đêm, vì thế theo kinh nghiệm của Dr.Tom, anh nên đo độ pH mỗi ngày ít nhất 2 lần để theo dõi và nhận biết nguyên nhân biến động để đưa ra cách xử lý nước có độ pH cao về mức ổn định (dao động cực đại trong ngày không quá 0,5 đơn vị).
2/ Vậy cách xử lý nước có độ pH cao như thế nào?
Trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, độ pH thích hợp cho ao nuôi dao động từ 7,5 – 8,5. Nếu độ pH = 9,5 thì anh Tuấn nên thử cách làm pH trong ao nuôi tôm như sau:
– Sử dụng đường cát hoặc đường mật với liều lượng 0,5 kg đường trong 100 m3 nước tạt đều khắp ao sẽ giúp làm giảm độ pH cao trong ao nuôi tôm xuống.
– Nếu trong trường hợp anh đang bón vôi thì dừng ngay lại, nếu tiếp tục thì độ pH sẽ tăng lên.
– Quan sát và điều khiển lại độ tảo trong ao, nếu lượng tảo phát triển quá lớn cũng sẽ làm ảnh hưởng đến độ pH trong ao nuôi tôm. Không chỉ có tảo gây ra pH cao mà các loại thực vật thân nổi, có rễ cũng làm tăng pH của nước, vì vậy để hạ độ pH trong ao nuôi cũng cần phải diệt rong, cỏ dại và hạn chế tảo phát triển.
– Ngoài ra, anh cũng có thể sử dụng phèn nhôm Al2(SO4)3.14H2O theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì để giảm độ pH của nước hoặc sử dụng thạch cao thô để hạn chế sự tăng pH đột ngột.
– Anh nên lưu ý, trong quá trình nuôi không nên để pH tăng cao quá, anh nên chủ động điều chỉnh sao cho độ trong chỉ đạt 30 cm không nên để dưới 25 cm sẽ làm độ pH biến động rất lớn.
Hạ pH bằng đường cát hoặc mật rỉ đường
Để tránh được tình trạng độ pH biến động đột ngột, anh Tuấn nên thường xuyên đo pH 2 lần mỗi ngày vào sáng và chiều để biết được tình trạng biến động pH, từ đó can thiệp kịp thời để điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó chúng tôi khuyến cáo anh nên sử dụng các chế phẩm sinh học để cải tạo ao nuôi như Bottom – Up để xử lý đáy ao, Bac – Up để xử lý tảo và thay đổi màu nước giúp tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và phát triển tốt.
3/ Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách xử lý nước có độ pH cao, hy vọng anh Tuấn sẽ khắc phục được tình trạng này và có một mùa vụ nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả nhất