Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Cách Trồng Dưa Chuột

Cây dưa chuột thích hợp trồng ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ ngày thích hợp cho sự phát triển của dưa là 300C và nhiệt độ ban đêm 24 – 260C.

1. Thời vụ

– Vụ xuân (vụ chính): Gieo vào cuối tháng 1 đến đầu tháng 2

– Vụ hè: Gieo từ tháng 4 – 6

– Vụ đông: Gieo vào cuối tháng 9 đầu tháng 10.

2. Kỹ thuật trồng

– Chuẩn bị: Khay xốp, giá thể, hạt giống, bình tưới

– Gieo hạt: có hai cách

+ Gieo trực tiếp lên khay xốp: Mỗi khay nên trồng 2 khóm, khoảng cách giữa hai khóm là 35 cm Đào một lỗ nhỏ trên khay và gieo hạt xuống, sau khi gieo hạt nên lấp giá thể lên hạt (độ dày khoảng 1cm) giúp giữ ẩm cho hạt, tránh kiến và chuột.
+ Gieo bầu: Gieo hạt vào bầu nhỏ khi cây con mọc được 2 – 3 lá thật thì đem trồng vào khay xốp, khoảng cách trồng vẫn như trên.( chú ý khi tách bầu cần xé nhẹ nhành túi bầu tránh làm đứt rễ của cây).

– Tưới nước: sau khi gieo nên tưới cho giá thể ẩm thể hạt nhanh mọc mầm.

3. Chăm sóc

a. Bón phân: Sử dụng phân tổng hợp cả N – P – K để bón cho cây.  Giai đoạn bón như sau:

– Sau trồng 10 ngày

– Sau trồng 25 – 30 ngày

– Sau trồng 50 – 55 ngày, bón nuôi quả. (Sau mỗi lần thu quả có thể hòa phân loãng để tưới cho cây để kéo dài thời gian thu hoạch quả).

Có thể dùng phân bón rời, các loại ure, super lân, kali clorua hòa ra nước tưới cho cây. Khi cây ra hoa có thể dùng thêm phân bón lá Delta – K phun cho cây để dưa đậu trái tốt.

b. Làm giàn: Khi cây có được 3 -4 lá thật, bắt đầu có tua cuốn thì làm giàn leo cho cây. Trồng trong khay xốp có thể làm giàn bằng dây thép bọc nhựa. Dựng hai cột ở hai đầu luống sau đó căng dây thép ngang tạo thành hình chữ nhật, sau đó gần mỗi gốc buộc một dây thép dọc, từ đó cho cây leo lên. Khi cây mọc ra tới đâu lấy dây dứa bộc thân cây vào dây thép để cây đứng thẳng, không bò lan.

c. Xới xáo: Từ khi cây được 3 -4 lá, cần vun gốc cho dưa, kết hợp với các lần bón phân, nếu giá thể hao hụt cần bổ sung thêm cho cây. Vun nhẹ nhàng tránh tác động nhiều đến rễ của cây (vun vào những ngày nắng dáo). Kết hợp với vun xới là tỉa lá già, lá sâu bệnh và những cành nhánh nhỏ không đủ ánh sáng.

d. Tưới nước: Cây dưa chuột có bộ rễ kém phát triển, nên không chịu được khô hạn và ngập úng. Vì vậy nên tưới nước thường xuyên cho cây, ngày 1-2 lần, đặc biệt là giai đoạn cây phát triển thân lá mạnh và ra quả. Nếu thiếu nước giai đoạn này cây sẽ bị rụng hoa, khả năng đậu quả kém. Mùa mưa cần chú ý thoát nước cho cây, giá thể quá ẩm sẽ là nguyên nhân gây nấm bệnh.

e. Phòng trừ sâu bệnh: Dưa chuột thuộc họ bầu bí nên cũng mắc một số các loại sâu bệnh hại như sau:

– Bọ rầy: Là những con bọ to bằng đầu đũa có màu cam, thường cắn phá cây non vào sáng sớm nên chú ý quan sát và bắt bằng tay.

– Ròi đục lá hay sâu vẽ bùa: Là những con dạng dòi dài khoảng 2mm đục trong lá, ăn biểu bì của lá tạo những vết ngoằn nghèo trên lá. Dưới ánh nắng mặt trời các đường này làm cho lá bị cháy khô, cây rất nhanh bị tàn lụi nếu số lượng hại lớn. Ruồi tấn công rất sớm ngay từ khi cây có lá thật vì vậy cần chú ý quan sát cây phát hiện sớm những triệu chứng bệnh. Khi thấy trên lá xuất hiện những đường ngoằn nghèo màu nâu xám, quan sát đường đi của nó sẽ thấy những con dòi, dùng móng tiêu diệt nó. Chú ý nên phòng trừ sớm tránh để nó phát triển và lây lan sang những lá khác.

– Bệnh khảm: Bệnh này được truyền từ cây này sang cây khác bởi nhóm côn trùng chích hút như bù lạch, rệp dưa. Triệu trứng của bệnh là những đỉnh sinh trưởng, lá non bị xoăn lại, các lá khác bị mất màu tạo thành những khoảng lốm đốm vàng, cây chùn lại, phát triển chậm. Khi phát hiện dâu hiệu của cây như vậy nhổ cả cây đem tiêu hủy. Phòng trừ

 

bệnh này bằng cách làm lưới chắn côn trùng, ngăn chặn những loại chích hút.

4. Thu hoạch

– Quả hình thành sau 7 – 10 ngày là có thể thu hoạch được, không nên để quả quá già sẽ ảnh hưởng đến sự đậu quả của các lứa quả sau và giảm chất lượng quả. Nên thu hoạch quả vào buổi sáng.