Lượng oxy hòa tan cao nhất là vào buổi xế chiều do oxy hòa tan được tích lũy dần nhờ quá trình quang hợp của tảo và các thực vật xanh trong ngày và lượng oxy hòa tan thấp nhất vào sáng sớm do quá trình hô hấp cả động thực vật trong ao về đêm.
Ảnh hưởng của Oxy hòa tan đối với tôm :
– Oxy hòa tan < 0,3 mg/L : tôm chết ngay tức khắc.
– Oxy hòa tan < 1 mg/L: kéo dài tôm sẽ chết.
– Oxy hòa tan < 3 mg/L: tôm tăng trưởng rất kém và đáp ứng miễn dịch giảm.
– Oxy hòa tan > 4 mg/L: tôm tăng trưởng bình thường.
– Oxy hòa tan > 5 mg/L: tôm tăng trưởng tốt.
Các nguồn tạo oxy hòa tan chủ yếu cho ao:
1. Quá trình quang hợp của tảo (Phytoplankton): Quá trình quang hợp là nguồn tạo oxy hòa tan chủ yếu cho ao nhưng tảo cũng là nguồn tiêu thụ chủ yếu oxy hòa tan về đêm thông qua quá trình hô hấp.
Vì vậy, quản lý cân bằng quá trình quang hợp và hô hấp là hết sức quan trọng (việc này phụ thuộc vào quản lý mật độ tảo, mật độ vi sinh vật trong ao và mật độ tôm nuôi,…):
Người nuôi cần có kinh nghiệm sử dụng vi sinh và mật đường để kiểm soát mật độ tảo đồng thời phải cung cấp đủ lượng Oxy hòa tan về đêm cho ao nuôi thông qua việc sử dụng số lượng và kiểu quạt nước để đáp ứng Oxy hòa tan cho quá trình hô hấp; thả mật độ nuôi vừa phải cũng giúp kiểm soát Oxy hòa tan cho ao nuôi về đêm.
2. Sự khuyếch tán trực tiếp từ không khí vào nước: để tạo được sự khuếch tán Oxy vào nước tốt cần tách nước ra thành các hạt nhỏ hơn trong không khí (các hệ thống bơm phun nước tia mịn trong không khí chẳng hạn….).
3. Gió và sóng nước (ao tĩnh lượng Oxy hòa tan luôn kém hơn ao có dòng chảy và tạo sóng).
4. Sục khí cơ học (sục khí cơ học phải thông qua hệ thống venturi để tăng bề mặt tiếp xúc của khí và nước).
5. Cung cấp nguồn nước mới giàu oxy hòa tan (định kỳ châm nước mới cho ao nuôi sau khi tôm nuôi được 30 ngày).
Nhiều loại máy tạo khí được sử dụng cho ao nuôi tôm với mục đích là tạo ra lực khuếch tán oxy trong không khí vào nước.
Máy quạt nước bằng cách tách nước ra thành các giọt nước nhỏ để gia tăng sự tiếp xúc không khí với nước.
Các loại máy thổi khí vào nước cần có hệ thống Venturi để ép khí nhằm gia tăng sự tiếp xúc của không khí vào nước để tăng khả năng hòa tan của oxy khi được thổi vào nước.
Cách khác để gia tăng oxy hòa tan là dùng bơm tuần hoàn nguồn nước oxy hòa tan này trong ao.
Các nguồn gây cạn kiệt Oxy hòa tan trong ao:
Hiểu biết các nguồn tiêu thụ Oxy hòa tan chủ yếu trong ao sẽ giúp bà con nuôi tôm kiểm soát tốt hơn nguồn Oxy hòa tan cho tôm nuôi. Các nguồn gây cạn kiện Oxy hòa tan trong ao bao gồm:
– Nguồn dinh dưỡng và chất thải hữu cơ trong ao quá nhiều sẽ làm bùng nổ mật độ tảo gây thiếu hụt Oxy hòa tan về đêm.
– Tảo chết gây thiếu hụt Oxy hoa tan do quá trình phân hủy xác tảo cần Oxy cũng như xác tảo chết sẽ làm gia tăng mật độ vi khuẩn càng làm cạn kiệt Oxy hòa tan do vi khuẩn tiêu thụ.
– Thời tiết nóng kéo dài làm Oxy hòa tan vào nước kém hơn. Nhiệt độ nước từ 32 oC kéo dài nhiều ngày sẽ gây stress cho tôm và làm chậm tăng trưởng.
Ví dụ: ở cùng độ mặn nước biển, người ta đo được lượng oxy hòa tan khác nhau ở các nhiệt độ khác nhau như sau:
+ Nhiệt độ 12 oC: Oxy hòa tan 11,3 mg/L
+ Nhiệt độ 22 oC: Oxy hòa tan 8,9 mg/L
+ Nhiệt độ 32 oC: Oxy hòa tan 7,3 mg/L
– Sự phân tầng của nước xảy ra do mưa nặng hạt kéo dài nhiều ngày hoặc do gió mạnh.
– Thả mật độ nuôi quá cao và cho ăn qua nhiều.
Tags: nuoi tom, tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ky thuat nuoi tom, ao nuoi tom, oxy trong nuoi tom