Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Bệnh viêm đường ruột trên tôm và cách phòng trị

Dấu hiệu này có thể do nhóm ký sinh trùng Hexamita là ký sinh trùng chủ yếu gây viêm nhiễm đoạn ruột cuối của tôm, cá.

Triệu chứng:

Tôm giảm ăn rõ rệt.

Tôm ít ăn chậm lớn.

Đường ruột tôm bị đứt thành từng đoạn hoặc không có thức ăn trong đường ruột.

Thức ăn trong đường ruột không cố định chuyển động khi lắc nhẹ thân tôm.

Khi kiểm tra nhá, phân tôm không suông dễ rã, ngắn, màu sắc nhợt nhạt khác thuống với màu phân bình thường (thường kiểm tra sau bỏ nhá 15-20 phút).

Phương pháp điều trị:

1. Phát hiện sớm lúc mới bị nhẹ (dấu hiệu mờ khúc ruột cuối, chưa đứt khúc, tôm chưa rớt đáy):

– Trộn 25g/25ml vôi tôi Ca(OH)2 nguyên chất cho 1 kg thức ăn 5-7 ngày.

– Trộn 10-15g tỏi xay ngâm 1 giờ lấy nước cho 1 kg thức ăn 5-7 ngày.

Cử sáng trộn vôi, cử trưa trộn tỏi, cử chiều trộn vôi.

2. Phát hiện trễ khi đường ruột đã bị đứt khúc phần cuối và tôm đã rớt thì một số bà con đã phải dùng thuốc đặc trị – Lưu ý thuốc này thuộc danh mục cấm nên nếu buộc phải dùng thì chỉ điều trị 3 ngày và phải ngưng trước 25 ngày thu hoạch (chỉ điều trị bằng Metronidazol khi tôm còn nhỏ, nếu tôm lớn thì cần thu hoạch bán, không được dùng thuốc này):

– Metronidazol 8 viên (250mg) cho 1 kg thức ăn nếu chỉ cho lượng ăn 30-40% so với bình thường.

– Metronidazol 4 viên (250mg) cho 1 kg thức ăn nếu cho lượng ăn 50-60% so với bình thường.

Lưu ý quan trọng:

Bà con nuôi tôm cần quan sát hàng ngày để phát hiện sớm nhằm điều trị bằng tỏi và vôi sẽ an toàn hơn cho đàn tôm của mình vì việc xử lý bằng

Metronidazol là không bền vững cho trại nuôi về lâu dài cũng như không an toàn thực phẩm.

Kính chúc bà con nuôi tôm vụ mùa bôi thu và thắng lợi!

Một số hình ảnh bệnh viêm nhiễm đường ruột trên tôm

 

Tôm bị bệnh đường ruột. Ảnh: 2lua.vn

 

Bệnh đường ruột khiến tôm ăn ít hoặc không ăn, đường ruột bị trống rỗng. Ảnh: 2lua.vn

 

Không chữa trị kịp thời, bệnh đường ruột trên tôm gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi tôm. Ảnh: 2lua.vn