Nếu nghiêm trọng bề mặt ngoài thân tôm mổi lên từng đám lông xù ra như bông, giống như trứng cá bị dính nấm nước.
2. Nguyên nhân
– Bệnh này do một vài loại ký sinh trùng, ví dụ trùng hình chuông, trùng co tụ và trùng co đơn, loại trùng nhánh chồng,… bám trên cơ thể tôm non hoặc tôm trưởng thành.
3. Bệnh tích
– Soi dưới kính hiển vi sẽ thấy ký sinh trùng co duỗi như hình quạt xòe bộ phân bị bám nhiều nhất là ở mang tôm, làm cho tôm bị ách tắc đường thở.
4. Phòng, điều trị bệnh
– Thường xuyên chú ý dọn vệ sinh sạch sẽ cho ao ương tôm giống, không để chất hữu cơ tích đọng quá nhiều. Trước khi cho tôm mang trứng vào trong ao để ấp xả tôm con thì phải xử lý tôm thả giống bằng mycostatin 30 – 35 gam/m³ trong thời gian 2 – 3 giờ, soi bằng kính hiển vi thấy ký sinh trùng bị bong ra khỏi tôm thì mới thả vào ao ương.
– Trong giai đoạn từ khi mới nở đến khi thành tôm con, nếu xuất hiện ký sinh trùng thì xử lý ngâm bằng mycoxtatin 35 gam/m³ trong khoảng 25 giờ, sau đó dọn vệ sinh rồi thay nước.
– Nếu trong ao nuôi tôm trưởng thành xuất hiện bệnh này thì rắc dung dịch nitrofural gam/m³ để chữa trị, dùng nước ngâm bánh bã chè nồng độ từ 0 – 5 gam/m³ để thúc tôm lột vỏ, đồng thời tích cực thay nước. Cũng có thể dùng formalin từ 25 – 30 gam/m³ để ngâm trong 2 giờ.
– Rắc toàn ao sulfat kẽm 3 gam/m³cũng có tác dụng chữa trị.
Tags: tom cang xanh, nuoi tom cang xanh, ky thuat nuoi tom cang xanh, nuoi tom cang xanh tren ruong, nuoi tom cang xanh trong ao, tom cang