Với mật độ nuôi tăng nhanh, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, tạo điều kiện cho các mầm bệnh – trong đó có ký sinh trùng phát triển mạnh và phát tán nhanh, làm cho tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát.
Trong đó nổi bật nhất là bệnh phân trắng, xuất hiện ở nhiều vùng nuôi tôm của cả nước, tuy không xảy ra thành dịch lớn, nhưng việc phòng và điều trị bệnh chưa hiệu quả, bệnh hay hay tái phát.
Một trong những nguyên nhân gây bệnh được xác định là do ký sinh trùng 2 tế bào Gregarines.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
* Phân loại
Lớp: Eugregarinida
Họ: Gregarinidae
Giống: Gregariness
Loài: Nematopsis spp
Cephalolobus spp
Paraophiodina spp
*Cấu tạo
Gregarines ở giai đoạn trưởng thành (còn gọi là thể dinh dưỡng) gồm có 2 tế bào. Tế bào phía trước (Protomerite – P) có cấu tạo phức tạp gọi là đốt trước, có cơ quan đính của ký sinh trùng (Epimerite- E) và tế bào phía sau (Deutomerite – D).
Hình: Cấu tạo thể dinh dưỡng của Gregarines
* Vòng đời
Khi tôm ăn thức ăn là thân mềm, giun đốt (vật chủ trung gian của Gregarines) đã nhiễm bào tử (Spore) Gregarines, bào tử trong thức ăn sẽ nẩy mầm thành hạt bào tử (Sporozoite) bám vào thành và các mấu lồi của dạ dày hoặc các tế bào biểu mô của ruột trước (a, b).
Bào tử bám vào dạ dày và ruột bằng một gốc bám đặc biệt (holdfast), lấy chất dinh dưỡng từ vật chủ để phát triển thành thể dinh dưỡng (trophozoite) (c), chúng tiếp ký sinh và phát triển đến mức độ nhất định sẽ hình thành một số bào tử.
Bào tử di chuyển về phía ruột sau, tồn tại trong các nếp gấp của ruột, tiếp tục giai đoạn bào tử của ký sinh trùng, mỗi bào tử phát triển thành một kén giao tử (Gametocyst), gồm có các giao tử nhỏ và giao tử lớn (d). Khi kén giao tử vỡ ra, các giao tử nhỏ mang tính đực, giao tử lớn mang tính cái, kết hợp với nhau hình thành các hợp tử (Zygote) (e), theo phân ký chủ ra môi trường.
Hợp tử (Zygote) là thức ăn của nhuyễn thể hai vỏ (Bivalvia) và giun đốt (Polydora cirrhosa) chúng là các động vật sống ở đáy ao tôm.
Qua con đường thức ăn, hợp tử xâm nhập vào ruột nhuyễn thể hoặc giun đốt, hình thành các bào tử trong tế bào biểu mô ruột của giun đốt và động vật thân mềm (f). Kén bào tử (Sporocyste) theo phân của nhuyễn thể, giun đốt ra ngoài môi trường sẽ là thức ăn của tôm (g).
Tiếp tục, bào tử theo thức ăn vào dạ dày và bám vào ruột của tôm (a, b), lấy chất dinh dưỡng để lớn lên và bắt đầu một chu kỳ sống mới.
Hình: Vòng đời của Gregarines
ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH
* Phân bố, tác hại, dấu hiệu phát hiện bệnh
Bệnh Gregarines xuất hiện ở nhiều loài giáp xác nuôi biển khác nhau tại Châu Á, Châu Mỹ. Tôm nhiễm bị Gregarines với cường độ nhẹ, không thể hiện dấu hiệu bệnh lý rõ ràng, chỉ cho thấy tôm nuôi hơi chậm lớn.
Ở Việt Nam kiểm tra tôm thẻ, tôm sú nuôi đều đã phát hiện nhiễm Gregarines thuộc giống Nematopsis sp ở ruột và dạ dày với mức độ nhiễm rất cao, tỷ lệ từ 70-100%, xảy ra ở cả hệ thống ương giống và ao nuôi tôm thịt.
Khi cảm nhiễm với mức độ cao có thể gây tắc ruột không hấp thu dưỡng chất và thương tổn niêm mạc ruột (Sindermann, 1990).
Bệnh thường gặp ở tôm 40 – 50 ngày tuổi trở lên, thường xuất hiện trong mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao, nuôi mật độ dày, cải tạo ao không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Một số trường hợp tôm giống đưa ra ao đất khoảng 10 ngày đã phát hiện được bệnh.
Dấu hiệu nổi bật của bệnh là xuất hiện nhiều đoạn phân trắng nổi trên mặt nước ở cuối góc ao và xuôi theo hướng gió, tôm trong các ao này có ruột rỗng và đứt quãng, dạ dày và ruột tôm bệnh có chuyển màu hơi vàng hoặc trắng, có các điểm tổn thương ở ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio xâm nhập gây hoại tử thành ruột, tôm có thể thải ra các dây phân màu trắng trắng, tôm giảm ăn.
Sau giai đoạn thải phân trắng gan tôm teo lại, ốp vỏ, bơi lờ đờ, tấp bờ.
Có thể phát hiện bệnh khi thấy xuất hiện của các dây phân trắng trên ao, hoặc chẩn đoán bệnh dựa vào kiểm tra tiêu bản mẫu tươi hoặc dùng phương pháp mô bệnh học, có nhuộm H và E, để phát hiện ký sinh trùng Gregariness trong từ ruột và dạ dày tôm bệnh. Ngoài ra có thể kiểm tra để phát hiện các hạt bào tử trong phân tôm dưới kính hiển vi.
Hình: Kiểm tra phát hiện Gregarines trong ruột tôm dưới kính hiển vi.
* Quản lý bệnh
Phòng bệnh tổng hợp:
– Chọn tôm giống có chất lượng tốt, có xét nghiệm Gregarines trong ruột tôm giống.
– Cải tạo ao triệt để, đúng quy trình kỹ thuật.
– Sử dụng nguồn nước đã được xử lý mầm bệnh để nuôi tôm.
– Thả giống với mật độ vừa phải.
– Quản lý chất lượng nước nuôi chặt chẽ, đảm bảo duy trì các chỉ số môi trường nằm trong khoảng cho phép, tránh để môi trường biến động gây sốc tôm.
– Hạn chế các sinh vật trung gian (cua, còng, giáp xác…) bằng các sản phẩm an toàn, sát trùng nước trước khi cấp vào ao nuôi.
– Sử dụng thức ăn có chất lượng tốt.
– Định kỳ bổ sung khoáng chất, vitamin, chế phẩm vi sinh vào thức ăn, cũng như tạt xuống ao để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi như SANSORIN + B12, CALCIPHORUS, SAN ANTI SHOCK và cải thiện chất lượng nước bằng chế phẩm sinh học BACPOWER hay diệt khuẩn định kỳ bằng GUARSA
– Theo dõi tình trạng sức khỏe của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Phương pháp trị bệnh Gregarines gây phân trắng trên tôm
– Diệt khuẩn bằng WUNMID (0,3-0,4 ppm) hay GUARSA (0,2 ppm) vào 8 -9 h sáng.
– Dùng thuốc đặc trị RADOS cho ăn từ 2 -3 ngày, ngày 1 lần.
– Sau khi thấy hết phân trắng tiến hành cho ăn Hepavirol Plus hay SANSORIN + B12
Tags: nuoi tom, con tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ky thuat nuoi tom, mo hinh nuoi tom, benh tren tom