NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh đóng rong, nhớt trên tôm chủ yếu do môi trường, do nguyên sinh động vật bám trên vỏ, mang và các phụ bộ của tôm làm tôm stress, nếu bị nặng thường tôm sẽ không thể lột vỏ được, sức đề kháng yếu dần tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh cơ hội khác tấn công tôm dẫn đến sự xuất hiện của các bệnh khác.
Bệnh dễ xảy ra ở những ao nuôi có mức nước thấp, rong và tảo phát triển nhiều, những ao có đáy dơ hoặc nguồn nước xấu, nhiều chất hữu cơ, chất thải sinh hoạt hoặc chăn nuôi, các chất dinh dưỡng ngày càng tăng trong quá trình nuôi thúc đẩy sự phát triển của các sinh vật bám và sự tích tụ các vật chất vô cơ trên bề mặt cơ thể tôm, đặc biệt ở những tôm có sức khỏe kém.
Tôm yếu không thể tự làm sạch cơ thể hay cũng không lột xác bình thường như những tôm khác, vì thế trên vỏ tôm thường bị các chất dơ bẩn bám vào.
Tác nhân chính gây bệnh đóng rong nhớt trên tôm là trùng loa kèn.
Tôm bị trùng loa kèn ký sinh sẽ yếu dần, là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh khác tấn công gây ra các bệnh khác như: Vibrio sp., Aeromonas sp.,… tảo lam: Spirulina subsalsa, Schizthrix calcicola, tảo lục: Enteromorpha sp., tảo khuê: Amphora sp., Nitszchia sp., nấm Fusarium sp., vi khuẩn dạng sợi Leucothrix spp., và các nguyên sinh động vật khác.
* Trùng Loa Kèn
Lớp: Peritricha Stein, 1859
Bộ: Peritrichida F.Stein, 1859
Họ: Vorticellidae
Giống: Vorticella
Loài: Vorticella sp.
Giống: Zoothamnium
Loài: Zoothamnium sp.
Họ: Epistylididae Kahl, 1933
Giống: Epistylis Ehrenberg, 1836
Loài: Epistylis sp.
Đặc Điểm Cấu Tạo
Cơ thể phía trước lớn, phía sau nhỏ, có hình loa kèn, hình chuông lộn ngược, nên có tên gọi là trùng loa kèn. Phía trước cơ thể có 1 – 3 vòng lông rung và khe miệng. Phía sau ít nhiều đều có cuống để bám vào bất kỳ giá thể nào. Một số giống hình thành tập đoàn (Epitylis, Zoothamnium), các cá thể liên kết với nhau bởi nhánh đuôi. Trùng loa kèn lấy dinh dưỡng bằng cách lọc trong môi trường nước.
* Giống Vorticella (Hình A): cơ thể sống đơn độc, tế bào đính vào giá thể bằng một cuống hình trụ mảnh, xoắn lò xo có thể co rút được. Tế bào có dạng hình chuông lộn ngược. Phía trước thường rộng hình đĩa, có 1 vùng lông xoắn ngược chiều kim đồng hồ, hướng tới miệng. Cơ thể không màu hoặc màu vàng, xanh, có một nhân nhỏ và một nhân lớn hình dải, có 1 – 2 không bào co rút.
* Giống Zoothamnium (Hình B): cấu tạo tế bào tương tự Vorticella tuy nhiên những loài của giống này sống tập đoàn, mỗi tập đoàn có vài hoặc rất nhiều tế bào. Cuống phân nhánh dạng lưỡng phân đều. Cuống có khả năng co rút (mynemes) không liên tục trong tập đoàn, nên mỗi nhánh co rút riêng rẽ.
* Giống Epistylis (Hình C):Cấu tạo tế bào gần tương tự như Zoothamnium. Nhân lớn của chúng tương đối ngắn, có dạng xúc xích. Đặc điểm chủ yếu khác với Zoothamnium là cuống không co rút. Bản thân tế bào có thể co hoặc duỗi vòng lông rung ở phía trước miệng vào trong lòng cơ thể. Cuống phân nhánh so le hoặc đều.
Hình ảnh: Trùng loa kèn ký sinh gây bệnh đóng rong trên tôm.
Đặc Điểm Sinh Sản
Trùng loa kèn sinh sản vô tính bằng hình thức cắt đôi theo chiều dọc cơ thể hoặc sinh sản hữu tính bằng hình thức tiếp hợp.
ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH
Phân Bố Của Mầm Bệnh Và Mùa Vụ Xuất Hiện Bệnh
* Trùng loa kèn phân bố rộng trong tất cả các thủy vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn và có ở khắp nơi trên thế giới.
* Ở Việt Nam có thể bắt gặp trùng loa kèn ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
* Bệnh đóng rong thường xuất hiện vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông ở miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam. Bệnh xuất hiện từ giai đoạn tôm giống đến tôm trưởng thành, đặc biệt là vào những tháng cuối của vụ nuôi. Bệnh thường xảy ra ở những ao nuôi có chất lượng nước kém, đáy ao dơ do cải tạo ban đầu chưa kỹ hoặc phát sinh nhiều bùn đáy trong quá trình nuôi.
Cơ Chế Gây Bệnh
Trùng loa kèn bám trên vỏ, trên mang, và các phụ bộ của tôm, phá hoại tổ chức tế bào mang, làm cho tơ mang bị rách, làm tổn thương phụ bộ, gây cản trở hô hấp và sinh trưởng, làm tôm suy yếu tạo điều kiện cho các tác nhân cơ hội khác xâm nhập và gây bệnh.
Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh
Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh đóng rong là tôm bị dơ, đóng rong, nhớt. Trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen tập trung ở phần đầu ngực, mang và các phụ bộ.
Tôm hoạt động khó khăn, bỏ ăn, yếu, ít di chuyển và cặp mé bờ, đồng thời mang thường bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc, khó lột vỏ, còi cọc và chậm lớn.
Bệnh nặng sẽ phá hủy vỏ tôm, xâm nhập vào cơ thịt tôm. Nếu vào cuối chu kỳ nuôi thì màu sắc tôm thương phẩm xấu, giảm giá trị. Ở giai đoạn ấu trùng của tôm, trùng loa kèn cản trở sự hoạt động của ấu trùng và gây chết rãi rác.
Phương Pháp Chẩn Đoán
* Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào dấu hiệu bệnh lý của tôm.
* Chẩn đoán phòng thí nghiệm: Kiểm tra trùng loa kèn bằng cách soi tươi dưới kính hiển vi. Quan sát trên kính hiên vi > 40x để thấy rõ được hình thái của ký sinh trùng.
BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Biện Pháp Phòng Bệnh
– Cải tạo ao triệt để, đúng quy trình kỹ thuật.
– Có ao chứa lắng để chủ động cung cấp nước đã xử lý cho ao nuôi khi cần thiết.
– Mực nước tối thiểu trong ao nuôi phải > 1m.
– Thả giống với mật độ vừa phải.
– Quản lý chất lượng nước nuôi chặt chẽ, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học MEN VI SINH ONE hoặc DEODORANTS để cải thiện chất lượng nước.
– Quản lý cho ăn chặc chẽ, không cho ăn thừa tạo điều kiện cho rong tảo phát triển.
– Không nên để mật độ tảo dày kéo dài.
– Định kỳ diệt ký sinh trùng bằng GUARSA.
– Theo dõi tình trạng sức khỏe của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.
*Tạo điều kiện thuận lợi giúp tôm lột xác đúng chu kỳ:
– Định kỳ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cho tôm, như CALCIPHORUS, MIRAMIX, PREMIX, C Mix 25%.
– Cung cấpđầy đủ oxy, khi cần thiết có thể dùng OXY BETTER giúp tôm dễ dàng lột xác hơn.
– Giảm hàm lượng H2S trong ao bằng AQUA BIO BZT.
– Giảm độ nhớt nước bằng TOXINPOND khi cần thiết.
Biện Pháp Trị Bệnh
– Cắt tảo bằng ALGAE RV 100g/1.000m3 nước vào 9 giờ sáng khi trời có nắng.
– Tăng cường thay nước (đã xử lý ) 20 – 30% mỗi ngày nhằm cải thiện môi trường. – Kích thích tôm lột xác bằng WELL SAPONIN 10kg/1.000m3 nước.
– Nếu tỷ lệ nhiễm cao, dùng BIOXIDE 150 1L/1.000m3 nước sau đó thay nước, lặp lại lần thứ 2 nếu đóng rong vẫn còn.
* Chú ý: Sử dụng các sản phẩm trên vào ban ngày và tăng cường quạt nước sau khi sử dụng.
– Sử dụng BACBIOZEO (hạt) 2kg/1.000m3 hoặc ZEOLITE 20kg/1.000m3 để giảm khí độc phân hủy chất hữu cơ trong ao.
– Cấy vi sinh AQUA BIO BZT 50g/1.000m3 nước hoặc MEN VI SINH ONE 1,5kg/1000m3 nước để phân hủy xác tảo, làm sạch môi trường.
– Trộn MUNOMAN 3g/kg thức ăn, BIOTICBEST 10g/kg thức ăn để tăng cường sức khỏe cho tôm.
Tags: nuoi tom, con tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ky thuat nuoi tom, benh tren tom