Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Ảnh hưởng ôxy hòa tan trong ao nuôi thủy sản


 

Hình 1. Mối quan hệ giữa nồng độ ôxy vào sáng sớm và sự chuyển đổi thức ăn trong ao cá da trơn.
Mức ôxy hòa tan
(thấp nhất) (mg/L)
Tỷ lệ sống (%) Năng suất
(kg/ha)
Feed-Conversion
Ratio (FCR)
2.32 42 2,976 2.64
2.96 55 3,631 2.21
3.89 61 3,975 1.96
Bảng 1. Ảnh hưởng của nồng độ ôxy hòa tan tối thiểu hàng ngày trong sản xuất tôm.
Năng suất đạt cao hơn, tỷ lệ thứ ăn giảm khi ôxy hòa tan trong nước cao.

 

Sục khí Tỷ lệ sống (%) Trọng lượng
(gram)
Năng suất
(kg/ha)
Không sục khí 87 194 3,404
10% ôxy bảo hòa 80 229 4,133
20% ôxy bảo hòa 91 235 4,269
Bảng 2. Ảnh hưởng của nồng độ ôxy đối với cá rô phi
Cá có kích thước và sản lượng lớn hơn khi áp dụng phương pháp sục khí

 

Tóm tắt

Không có số liệu rõ ràng về việc tỷ lệ chuyển đổi thức ăn bị ảnh hưởng bởi mức độ ôxy hòa tan thấp vào buổi sáng sớm. Cá rô phi chịu được mức độ ôxy hòa tan thấp hơn cá da trơn và tôm nhưng không thấp hơn 1mg/l.

Nồng độ ôxy hòa tan thấp được công nhận là nguyên nhân chính gây căng thẳng, chán ăn, tăng trưởng chậm, khiến vật nuôi dễ mắc bệnh và tăng tỷ lệ tử vong ở thủy sản. Mức độ ôxy hòa tan tối thiểu trong hệ thống ao nuôi chính là mối quan tâm lớn nhất hiện tại.

Mức ôxy hòa tan có thể cao trong suốt 24 giờ, nhưng sự phản ứng của các vật nuôi lại chủ yếu bị ảnh hưởng chủ yếu do mức ôxy hòa tan thấp về đêm. Tuy nhiên, mức độ ôxy hòa tan tối thiểu có thể chấp nhận được cho các loài thủy sản nước ấm vẫn chưa được phát triển.

Một số dữ liệu đáng chú ý hiện có là về ảnh hưởng của nồng độ ôxy hòa tan trên các loài vật thủy sinh nước ấm, đặc biệt là trên cá da trơn, tôm he và cá rô phi. Ví dụ, một tài liệu nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ xem xét sự tăng trưởng của cá ở các mức nồng độ ôxy hòa tan tối thiểu khác nhau.

Tài liệu đó cho thấy với mức độ ôxy bão hòa dưới 50%, tốc độ tăng trưởng giảm dần và trở nên cực kì chậm khi nồng độ ôxy hòa tan tối thiểu giảm. Với nhiệt độ nước 26 oC, nước ngọt với tỷ lệ ôxy bão hòa 50% chứa khoảng 4mg/l ôxy hòa tan. Nồng độ này có thể cao hơn so với thực tế được duy trì vào các buổi sáng sớm ở hầu hết các ao nuôi trồng thủy sản nước ấm.

Nghiên cứu cá da trơn (Cá tra)

Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại University of Georgia cho thấy rằng cá da trơn được nuôi ở mức độ bão hòa 36 và 60% ôxy hòa tan sẽ ăn và tăng trưởng ít hơn cá tra được nuôi ở mức độ bão hòa 100%. Trong một cuộc thử nghiệm, cá được nuôi trong môi trường 60% bão hòa chuyển đổi thức ăn thành sinh khối hiệu quả hơn khi ở mức 36%, nhưng trong một cuộc thử nghiệm khác, sự khác biệt lại không rõ ràng. Đối với môi trường nước ngọt với nhiệt độ 26 oC, độ bão hòa 36% và 60% tương đương mức độ ôxy hòa tan là 2.91 và 4.85 mg/l.

Một ao nuôi cá da trơn (cá tra) sử dụng thiết bị sục khí NANO TUBE – An Giang

 

Các nghiên cứu tại Auburn University với cá da trơn cho thấy tỷ lệ sống, sản xuất và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCRs) cao hơn trong ao khi nồng độ ôxy tối thiểu trung bình hàng ngày không xuống dưới mức 3.5mg/L. Sự chuyển đổi thức ăn đặc biệt bị ảnh hưởng bởi nồng độ ôxy hòa tan vào sáng sớm (Hình 1). Cá được cho ăn theo một thời gian biểu mà không được điều chỉnh khi cá biến ăn hoặc tử vong.

Mức FCR thấp hơn để đáp ứng với nồng độ ôxy hòa tan vào sáng sớm lớn hơn trong những cuộc thử nghiệm là hệ quả một phần từ việc cho ăn quá nhiều khi nồng độ ôxy hòa tan trong ao xuống thấp dẫn đến việc cá hấp thụ ít thức ăn và tăng tỷ lệ tử vong. Thông thường, tỷ lệ tử vong của vật nuôi trong ao thường không bị phát hiện và việc cho ăn được thực hiện nếu không xảy ra tình trạng tử vong. Cần chú ý tầm quan trọng của việc điều chỉnh tỷ lệ thức ăn trong ao phù hợp với tình trạng cá và tỷ lệ tử vong. Khi không nắm rõ mức độ tử vong, nên theo dõi cẩn thận và tránh cho ăn nhiều hơn lượng cá có thể hấp thu.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Bộ Nông Nghiệp Mỹ ở Mississippi tiết lộ rằng tỷ lệ FCR không bị ảnh hưởng bởi nồng độ ôxy hòa tan hàng ngày tối thiểu là 2mg/L. Tuy nhiên, cá ăn nhiều hơn và tăng trưởng tốt hơn trong ao nơi nồng độ ôxy hòa tan không giảm xuống dưới 3mg/L.

Nuôi Tôm

Trong một thí nghiệm về việc cho tôm ăn được tiến hành tại Trung tâm Nuôi trồng hải sản Peteet Claude ở Alabama, Mỹ, tôm được thả với tỷ lệ 33 con hậu ấu trùng/m2, ao ba tầng được sục khí ở 3 tỷ lệ khác nhau để cung cấp mức ôxy hòa tan khác nhau vào buổi sáng (Bảng 1). Tỷ lệ sống, tỷ lệ sản xuất và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn được cải thiện tương ứng với nồng độ ôxy hòa tan tối thiểu cao hơn.

Tuy nhiên, với thí nghiệm nuôi cá tra tại Auburn University, tôm trong ao với nồng độ ôxy thấp hơn vào buổi sáng có thể đã được cho ăn quá nhiều vì không rõ tỷ lệ tử vong trong ao. Sự kiện riêng lẻ này có thể dẫn tới việc tỷ lệ FCR trong ao cao hơn với nồng độ ôxy hòa tan thấp.

Một ao nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng thiết bị sục khí đáy NANO TUBE – Cần Giờ

 

Nuôi Cá rô phi

Một thí nghiệm về cho ăn cũng được tiến hành trên cá rô phi ở trong một ao tại Honduras với 3 phương pháp: không thông khí kĩ thuật, kiểm soát; máy sục khí được bật khi mức ôxy hòa tan xuống mức 10% và 30% độ bão hòa.

Không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ sống giữa các phương pháp nhưng cá có kích thước và sản lượng lớn hơn khi áp dụng phương pháp sục khí hơn là kiểm soát (Bảng 2). Kích thước cá và sản lượng là tương tự ở 2 phương pháp sục khí.

Một ao nuôi cá rô phi sử dụng thiết bị sục khí đáy NANO TUBE – An Giang

 

Sục khí (tăng mức ôxy hòa tan trong nước)

Ao tôm và cá da trơn được sục khí có nồng độ ôxy hòa tan tối thiểu hàng ngày dưới 3mg/l, thông thường tỷ lệ này xuống dưới 2mg/l. Cung cấp sục khí cho ao để làm tăng tỷ lệ ôxy hòa tan sẽ giúp cải thiện tỷ lệ sống, lượng thức ăn tiêu thụ và sản lượng và còn có thể làm tăng tỷ lệ FCR.

Phân tích kinh tế cho thấy chi phí bổ sung cho điện và chi phí thiết bị cho hệ thống sục khí cố định sẽ được bù đắp nhiều hơn nhờ vào trọng lượng cá tăng và tăng doanh thu sản xuất. Ao cá rô phi thường không được sục khí, nhưng việc thông khí sẽ mang lại lợi ích cho ao nơi có nồng độ ôxy hòa tan thường giảm xuống dưới 1mg/L.

Nguồn: Global Aquaculture Advocate, January/February 2010

Tác giả:
Claude E. Boyd, Ph.D – Department of Fisheries and Allied Aquacultures, Auburn University, Alabama 36849 USA
Terry Hanson, Ph.D – Auburn University

Biên dịch: VÂN ANH

Tags: nuôi tôm, nuôi cá rô phi, nuôi cá da trơn, nuôi cá tra, sục khí ao nuôi tôm, sục khí ao nuôi cá, máy tạo ôxy ao nuôi tôm, máy tạo ôxy cho ao cá